Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021
Ngày cập nhật 14/04/2021
Ảnh minh hoạ

Vụ Đông Xuân 2020-2021 toàn thị xã gieo cấy được 3.066,14ha lúa; hiện nay lúa đã trỗ 1.050ha, diện tích còn lại đại trà đang giai đoạn làm đòng - trổ. Diện tích một số cây trồng khác: lạc đã trồng 789ha; sắn đã trồng 500ha, rau các loại đã trồng 130ha/600ha, …

Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã, hiện nay đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh như: Bệnh khô vằn phát sinh gây hại trên diện rộng, diện tích nhiễm 770ha, chuột gây hại diện tích khoảng 72ha; trên cây sắn bệnh khảm lá gây hại diện tích nhiễm khoảng 426ha tỷ lệ 30-70%: 52ha, tỷ lệ >70%: 366ha; trên cây lạc bệnh héo rũ gây hại diện tích khoảng 208ha, tỷ lệ phổ biến 5-10%, cục bộ nơi cao 20-30%; trên cây ăn quả có múi bệnh chảy gôm gây hại tỷ lệ bệnh phổ biến 3-5%, nơi cao 5-10%, bệnh muội đen tỷ lệ bệnh phổ biến 5-15%, nơi cao 10-20%,... Các đối tượng sinh vật khác gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

Theo dự báo Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế, trong tháng 4/2021 chịu ảnh hưởng của 2-3 đợt không khí lạnh tăng cường với cường độ yếu, xen kẽ có các đợt nắng nóng, chiều và tối có mưa dông, tạo điều kiện nóng ẩm thuận lợi cho các đối tượng tích lũy, gia tăng mật độ, tỷ lệ hại như: rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, … trên cây lúa; nhóm bệnh héo rũ trên cây lạc; bệnh chảy gôm, muội đen, … trên cây bưởi Thanh Trà, ... nếu không tích cực chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng trừ.

Để bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021, UBND thị xã đã có công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường bố trí cán bộ kỹ thuật về cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chăm sóc và phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại trên các loại cây trồng, cụ thể:

- Đối với cây lúa: Tăng cường theo dõi diễn biến của các đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa như: bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, chuột, ... để có biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, an toàn và hiệu quả, tránh chủ quan để các đối tượng sinh vật phát tán, lây lan trên diện rộng.

- Đối với cây lạc: Tăng cường kiểm tra, theo dõi các đối tượng như nhóm bệnh héo rũ, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, sâu ăn lá,... để có biện pháp phòng trừ.

- Đối với cây sắn: Đôn đốc và kiểm tra việc tiêu hủy sắn nhiễm bệnh khảm lá; theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác, nhất là bọ phấn trắng (môi giới) truyền bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.

- Đối với cây ăn quả (đặc biệt cây bưởi Thanh trà): Đẩy nhanh tiến độ trồng mới, trồng dặm để khôi phục vườn cây đảm bảo thời vụ. Tăng cường chăm sóc, phân bón hữu cơ, phân bón lá, tưới nước để tăng khả năng phục hồi sau các đợt lụt, bão. Kiểm tra bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá thối rễ, ... để chỉ đạo phòng trừ kịp thời hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.

- Đối với các loại cây trồng khác: Hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón phân, thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại để chủ động quản lý và phòng trừ trên diện hẹp.         

Việc chăm sóc và phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại trên các loại cây trồng rất quan trọng, các HTXNN trên địa bàn cần quan tâm hướng dẫn chỉ bà con nhân dân triển khai thực hiện.     

Diệu Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.307.494
Truy câp hiện tại 2.211