Tìm kiếm tin tức
Phường Hương Xuân xây dựng kế hoạch triển khai công tác chủ động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV)
Ngày cập nhật 14/02/2020

Mục tiêu nhằm phát hiện sớm trường hợp viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong; xây dựng, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các tình huống đáp ứng kịp thời tùy tình hình thực tế theo diễn tiến của dịch bệnh. Theo đó tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; các biện pháp phòng, chống theo khuyến cáo của Bộ Y tế đến người dân, cộng đồng. Uỷ ban nhân dân phường Hương Xuân xây dựng kế hoạch triển khai công tác chủ động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).

Nội dung cụ thể của Kế hoạch như sau:

Mục tiêu chung

Phát hiện sớm trường hợp nhiễm nCoV, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong.

Mục tiêu cụ thể (theo tình huống dịch bệnh)

Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại địa bàn phường Hương Xuân.

Phát hiện sớm ca bệnh để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng.

Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào địa bàn phường Hương Xuân.

Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng.

Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng.

Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất lây lan ra cộng đồng.

* Các hoạt động chính

1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại địa bàn phường Hương Xuân.

1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

- Củng cố và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi ở các cấp.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch ở địa phương và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phường.

1.2. Công tác giám sát, dự phòng:

- Triển khai hoạt động giám sát chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các trường hợp bệnh nghi ngờ đầu tiên, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán nhanh, khoanh vùng và xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để, không để lây lan theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 181/QĐ-BYT ngày 21/01/2020 về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV)”.

- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân có yếu tố dịch tể liên quan thông qua hệ thống giám sát trọng điểm quốc gia và giám sát các trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng.

- Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm y tế, vật tư y tế, phòng hộ cá nhân,...

- Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.

1.3. Công tác điều trị:

Trạm Y tế: Tổ chức khám phát hiện, nếu có ca bệnh nghi ngờ, thực hiện cách ly và người bệnh phải được mang khẩu trang, báo cáo và chuyển ngay đến TTYT thị xã.

 1.4. Công tác truyền thông:

- Xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch.

- Dán poster, phát các tờ rơi hướng dẫn người dân tự theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động liên hệ với các đơn vị y tế khi cần thiết.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

1.5. Công tác hậu cần:

- Rà soát tình hình thuốc, vật tư, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác giám sát, xứ lý ổ dịch.

- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.

2. Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào địa bàn phường

Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường tổ chức họp hàng tuần, đột xuất để thống nhất chỉ đạo:

- Báo cáo tình hình diễn biến của dịch thường xuyên cho UBND phường để kịp thời nhận được các chỉ đạo về phòng chống dịch.

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh phường tổ chức họp hàng tuần và đột xuất để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại địa phương.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại trạm Y tế phường.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tại các đơn vị trường học, chợ, các tổ dân phố và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch.

3. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng

Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường tổ chức họp hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương, báo cáo hàng ngày tình hình diễn biến của dịch thường xuyên về UBND thị xã và Trung tâm y tế thị xã để kịp thời nhận được các chỉ đạo về phòng, chống dịch.

- Tham mưu cho UBND phường ban hành các văn bản chỉ đạo các ban ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ dân phố thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân có yếu tố dịch tễ liên quan tại cộng đồng. Áp dụng việc báo cáo hàng ngày cho UBND phường, Trung tâm Y tế thị xã.

- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.

- Tiếp tục triển khai giám sát nCoV thông qua hệ thống giám sát trọng điểm cúm; đẩy mạnh việc giám sát dựa vào sự kiện thông qua các trang tin điện tử, báo chí, thông tin của các nguồn chính thức và không chính thức để kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng.

* Theo đó, Uỷ ban nhân dân phường giao trách nhiệm triển khai thực hiện đối với các ban, ngành, bộ phận như sau:

1. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch phường:

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường, ban hành các văn bản chỉ đạo trạm Y tế phường, các ban ngành đoàn thể, các tổ dân phố, trường học, chợ,… thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo, phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, giám sát phát hiện và thông báo dịch.

- Xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch cụ thể tại từng đơn vị trường học, từng tổ dân phố và những nơi tập trung đông người.

- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm; tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng, theo các khuyến cáo của Bộ Y tế.

2. Trạm Y tế phường:

- Tham mưu UBND phường xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng chống dịch bệnh nCoV tại địa phương.

- Thành lập đội chống dịch gồm các cán bộ Y tế, Đoàn thanh niên, Phụ nữ, … để triển khai các biện pháp phòng, chống tại các tổ dân phố, hộ gia đình.

- Chủ động giám sát chặt chẽ phát hiện sớm cách ly, xử lý kịp thời ca mắc bệnh đầu tiên tại các tổ dân phố không để dịch lây lan.

- Tổ chức sơ cấp cứu ban đầu bệnh nhân khi mắc bệnh. Theo dõi, giám sát các trường hợp điều trị tại nhà. Báo cáo kịp thời diễn biến tình hình dịch theo quy định.

3. Công an phường

- Phối hợp với trạm Y tế phường trong việc lập danh sách công dân Trung Quốc và các nước nằm trong dịch nCoV đang sinh sống và làm việc trên địa bàn phường.

 -Quản lý và có thông báo UBND phường trong việc quản lý các đối tượng là khách nước ngoài đến từ các vùng dịch.

4. Bộ phận Văn hóa-Xã hội phường

- Lập danh sách, báo cáo UBND phường để theo dõi các công dân Việt Nam lao động tại Trung Quốc và các nước nằm trong vùng dịch.(đã về nước, chưa về nước)

- Phối hợp với trạm Y tế chủ động phát bài truyền thông để người dân biết, bình tỉnh, chủ động phòng, chống bệnh dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tránh làm cho người dân hoang mang, lo lắng.

5. Hiệu trưởng các trường học

Phối hợp với trạm Y tế phường triển khai tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và truyền thông phòng chống dịch bệnh trong trường học. Thường xuyên báo cáo UBND phường về tình hình sức khỏe của học sinh và các chủ trương của các cấp.

6. Bộ phận Tài chính-Kế toán phường

Căn cứ vào tình hình dịch để xây dựng phương án và dự toán bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ phương tiện hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

7. Tổ trưởng các tổ dân phố

- Thành lập các tổ phòng , chống dịch bệnh, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; chỉ đạo các đoàn thể tổ dân phố và bà con nhân dân tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Thường xuyên, nắm tình hình và báo cáo cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường, trạm Y tế phường về diễn biến tình hình dịch bệnh và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại TDP.

- Thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện và báo cáo ca bệnh nghi ngờ cho trạm Y tế và Ban chỉ đạo để được hướng dẫn, giám sát và cách ly xử lý nếu có.

Diệu Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.274.068
Truy câp hiện tại 118