|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, ban, ngành UBND huyện, thị xã UBND phường, xã VĂN BẢN QPPL TRUNG ƯƠNG VĂN BẢN QPPL CẤP TỈNH, THỊ XÃ
| | |
|
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 8/2017 Ngày cập nhật 01/08/2017
Từ ngày 01 - 10/8/2017, nhiều chính sách mới trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, giáo dục… bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trong đó, nổi bật là:
1. Nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên 75 triệu đồng
Từ ngày 05/8/2017, Quyết định 21/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ có hiệu lực. Theo đó:
- Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được điều chỉnh tăng lên 75 triệu đồng (quy định hiện hành tại Nghị định109/2005/NĐ-CP là 50 triệu đồng).
- Hạn mức chi trả này đã bao gồm cả gốc và lãi.
Như vậy, nếu tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi hoặc phá sản thì người gửi tiền sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu đồng.
2. Từ năm 2020, cấm Chủ tịch HĐQT kiêm chức danh Tổng giám đốc
Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8/2017 và bãi bỏ Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012.
Theo đó, tư cách thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của công ty đại chúng có những thay đổi sau:
- Từ ngày 01/8/2020: Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng 01 công ty đại chúng (hiện tại vẫn cho phép nếu được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên).
- Từ ngày 01/8/2019: Thành viên HĐQT của 01 công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên HĐQT tại quá 05 công ty khác.
Ngoài ra, Nghị định còn bổ sung thêm một số nội dung đáng chú ý như:
- Công bố thông tin thu nhập của Giám đốc và người quản lý khác thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
- Đại hội đồng cổ đông được trao quyền trong việc thông qua Quy chế nội bộ về quản trị công ty do HĐQT xây dựng.
3. Giáo viên trường dự bị đại học làm việc 42 tuần/năm
Nội dung nổi bật này được quy định tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 01/8/2017) sửa đổi Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009.
Theo đó, thời gian làm việc của giáo viên dự bị đại học là 42 tuần (tương tự giáo viên tiểu học, THCS và THPT). Trong đó:
- 28 tuần dành cho giảng dạy và hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học;
- 12 tuần dành cho học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học,...và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
- 01 tuần chuẩn bị năm học mới và 01 tuần cho tổng kết năm học.
Ngoài ra, định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học có một số điểm mới như:
- Định mức tiết dạy của giáo viên là 12 tiết/tuần;
- Giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống được giảm 3 tiết/tuần;
- Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng được giảm 3 tiết/tuần; nếu kiêm phó trưởng phòng chức năng được giảm 1 tiết/tuần.
4. 05 hình thức công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán NSNN
Thông tư 61/2017/TT-BTC hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách có hiệu lực từ 01/8/2017.
Theo đó, việc công khai dự toán ngân sách, tình hình thực hiện dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau:
- Công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Phát hành ấn phẩm;
- Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đưa lên trang thông tin điện tử (đối với đơn vị có Cổng thông tin điện tử thì phải thực hiện công khai ngân sách qua Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình).
Thông tư 61/2017/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 21/2005/TT-BTC và áp dụng từ năm ngân sách 2017. Theo thuvienphapluat.vn Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Truy câp tổng 12.307.450 Truy câp hiện tại 2.188
|
|