Tìm kiếm tin tức
Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa vào cuối vụ Hè Thu năm 2018
Ngày cập nhật 25/07/2018

Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa vào cuối vụ Hè Thu năm 2018

Hiện nay, cây lúa đang sinh trưởng phát triển tốt và đang trong giai đoạn làm đòng. Theo dự báo, vụ Hè Thu năm 2018 sâu bệnh diễn biến khá phức tạp, các đối tượng như rầy nâu, nhện gié, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh lem lép hạt sẽ gây hại nặng và đặc biệt rầy nâu sẽ gây cháy trên diện rộng vào cuối vụ nếu công tác phòng bệnh không kịp thời.

Để chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết và tổ chức phòng trừ sâu bệnh hại lúa trong thời gian tới cần thực hiện một số biện pháp sau:

1. Kiểm tra, theo dõi để đánh giá mật độ, diện phân bố và khả năng gây hại của rầy để phun trừ những ruộng có mật độ cao trên 1.500 con/m2 bằng các loại thuốc như  Chess 50WG, Chesgold 550WG, Chesstar 50WG, Schezgold 500WG, Startcheck 755WP…, trường hợp mật độ rầy quá cao, nhiều tuổi phát dục thì phun kép bằng cách kết hợp trộn thuốc Penalty Gold 50EC, Bassa 50EC, Bibas 50EC, Vibasa 50EC với dầu khoáng, cát hoặc đất bột vãi phía dưới gốc lúa, phía trên phun thuốc Chess, Chesstar, Schezgold để tăng hiệu lực trừ rầy. Sau khi phun 2 – 3 ngày kiểm tra đồng ruộng nếu thấy mật độ rầy cao, xu hướng rầy phát triển gia tăng thì phun lần 2 để khống chế rầy hoàn toàn.

2. Sâu cuốn lá nhỏ sẽ nở từ ngày 25/7 – 05/8 và gây hại đại trà giai đoạn lúa làm đòng và trổ. Do đó, cần theo dõi thời gian sâu nở và phun trừ những nơi mật độ cao trên 20 con/m2 bằng các loại thuốc như: Dylan 2EC, Virtako 40WG, Comda gold 5WG, Map Winner 5WG, Verismo 240SC khi sâu tuổi 1 - 3. Nếu mật độ quá cao, thời gian sâu nở kéo dài tiến hành phun lại lần 2 cách lần 1 từ 5 – 7 ngày và thay đổi loại thuốc phun.

3. Nhện gié tiếp tục lây lan gây hại trên diện rộng giai đoạn lúa trổ - chín, đặc biệt nặng các chân ruộng có tầng đất canh tác mỏng, gieo sạ dày, bón thừa đạm. Cần vệ sinh làm sạch cỏ dại ven bờ để hạn chế nơi cư trú của nhện gié, kiểm tra kỹ và phát hiện sớm vết nhện gây hại trên bẹ lá, gân lá để phun trừ bằng các loại thuốc như Nissorun 5EC, Nilmite 550SC, Danitol –S 50EC, Saromite 57EC

4. Đối với bệnh lem lép hạt, theo dõi thời gian lúa trổ để phun phòng khi lúa bắt đầu trổ 3 – 5% và phun lại lần 2 khi lúa vừa trổ xong bằng các loại thuốc như Titlsupher 300EC, Nevo 330EC, Vivil 525SC, Nativo 750WG.

5. Đối với bệnh khô vằn, kiểm tra và phun trừ kịp thời khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc có hoạt chất Validamycin (như Validacin 5L, Vali 5SL, Vivadamy 5WP) hoặc thuốc Nevo 330EC, Mixperfect 525SC kết hợp vệ sinh cắt cỏ bờ ruộng sạch sẽ.

6. Khi phun thuốc ruộng phải có nước, phun kỹ đủ lượng nước thuốc 25 – 30 lít/sào, nếu phun xong gặp mưa phải phun lại.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.303.804
Truy câp hiện tại 312