Tìm kiếm tin tức
Tình hình nuôi cá lống thải thức ăn dư thừa ra sông gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh
Ngày cập nhật 15/08/2018
Nuôi cá lống thải lượng cỏ và thức ăn dư thừa ra sông làm ô nhiễm nguồn nước

UBND phường Hương Xuân đã ban hành nhiều công văn về việc chấn chỉnh hoạt động nuôi cá lồng, bè trên sông và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên thông báo tuyên truyền triển khai các quy định về hoạt động chăn nuôi nói chung và nuôi cá lồng trên sông Bồ nói riêng để bà con nắm bắt và thực hiện, đồng thời đã phối hợp với phòng Kinh tế thị xã, Trạm Khuyến nông lâm ngư thị xã Hương Trà tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật, quy cách bố trí lồng nuôi đến từng hộ dân nuôi cá lồng, bè trên sông Bồ đoạn qua phường Hương Xuân.

Trên địa bàn phường Hương Xuân, hiện nay có 209 hộ nuôi, với 406 lồng cá tập trung ở các TDP Thanh Lương 2, Thanh Tiên, Thanh Lương 3, Thanh Lương 4, Xuân Tháp. Qua kiểm tra, nhận thấy bà con nhân dân chưa thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trong hoạt động nuôi cá lồng, bình quân mỗi lồng có số lượng từ 170 đến 250 con, về mật độ lồng nuôi trên sông tương đối dày, các lồng buộc cố định khó di chuyển không tuân thủ khoảng cách tối thiểu lồng cách lồng 1m và đảm bảo di chuyển ra ngoài dòng chảy khi có hiện tượng cá bị ngột, lượng cỏ và các loại thức ăn khác cho cá dư thừa trong và ngoài lồng lớn đặc biệt các đoạn qua bến xóm Thượng, từ ông Hai đến cầu Thanh Lương 4, chợ Kệ đến xóm 4 Xuân Đài gây ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường xung quanh dẫn đến ô nhiễm và thiếu oxy trong môi trường nước.

Để có kế hoạch, định hướng nuôi cá lồng, bè hợp lý, hạn chế thiệt hại cá chết bất thường, đồng thời để đảm bảo vệ sinh môi trường nước trên sông Bồ trong thời gian đến, UBND phường Hương Xuân đề nghị các đơn vị, ngành liên quan và bà con nuôi cá lồng thực hiện một số nội dung sau:

 - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quy định về điều kiện lồng, bè, trang thiết bị kỹ thuật trong hoạt động nuôi cá lồng, bè trên sông Bồ, đồng thời chủ động liên hệ với cấp trên để mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng bè thương phẩm trên sông.

- Các hộ dân trên địa bàn phường hiện đang nuôi cá lồng, bè nhưng chưa làm đơn đăng ký, kê khai số lượng ban đầu hoặc có nhu cầu chuẩn bị nuôi phải thực hiện việc đăng ký, kê khai với chính quyền địa phương (theo mẫu kèm theo).

Đối với các trường hợp không tiến hành đăng ký, kê khai ban đầu khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh thì không đủ điều kiện để hỗ trợ theo quy định.

- Tuân thủ hướng dẫn về các biện pháp kỹ thuật trong hoạt động nuôi cá lồng, bè như sau:

+ Đáy lồng, bè phải đặt cách mặt đáy ít nhất 0,5m vào lúc mức nước thấp nhất.

+  Thể tích lồng có kích cỡ tối thiểu 15m3 được bố trí đặt cách nhau tối thiểu 1m đối với 4 mặt lồng; trường hợp lồng có kích cỡ lớn thì khoảng cách giữa các lồng lớn hơn theo tỷ lệ tương ứng.

+ Trường hợp đặt lồng, bè thành từng cụm (tối đa 6-10 lồng/cụm, kích cỡ tối đa 150m3/cụm): Các cụm lồng, bè khi đặt song song phải cách nhau tối thiểu 10m; khi đặt so le, nối tiếp cách nhau tối thiểu 200m để không gây cản trở dòng chảy.

+ Mật độ lồng, bè cho toàn vùng nuôi ở khu vực nước chảy chiếm tối đa 0,2% diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất; khu vực nước tĩnh chiếm tối đa 0,05% diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất.

+ Trong quá trình nuôi phải thường xuyên vệ sinh lưới để lồng nuôi luôn được thông thoáng, sạch sẽ; hàng ngày theo dõi môi trường nước và hoạt động của cá. Nếu thấy môi trường nước xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời; không di chuyển cá từ lồng, bè này sang lồng, bè khác khi đang có bệnh xảy ra.

+ Khi có hiện tượng cá nuôi chết bất thường hoặc dịch bệnh, có dấu hiệu lây lan thì hộ nuôi phải thông báo với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý chuyên môn liên quan để có hướng xử lý kịp thời.

 

 

Nguyễn Hữu Trình
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.039.938
Truy câp hiện tại 1.273