Tìm kiếm tin tức
Một số biện pháp chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại vụ lúa Hè Thu năm 2023
Ngày cập nhật 28/06/2023
Ảnh minh hoạ

Thời gian tới thời tiết còn diễn biến phức tạp, khả năng nắng nóng còn diễn ra trên diện rộng với cường độ gay gắt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhện gié, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại... phát sinh phát triển tích lũy mật độ và gây hại nặng từ nay đến cuối vụ. Để có biện pháp chăm sóc và chủ động phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại lúa trong vụ Hè Thu 2023, ba con nhân dân cần thực hiện một số biện pháp sau:

1. Điều tiết nước hợp lý đảm bảo lúa sinh trưởng tốt. Các chân ruộng chủ động tưới tiêu, cần tháo cạn nước cho ruộng nẻ “chân chim” sau đó đưa nước trở lại bình thường, nhằm thoát khí độc trong đất, đồng thời rễ ăn sâu vào đất để hấp thụ tối đa lượng phân bón, ngoài ra còn tăng khả năng đẻ nhánh và chống đỗ ngã vào cuối vụ. Đối với các vùng đất chua phèn nên giữ nước trong ruộng để chua phèn không bốc lên bề mặt làm chết lúa.

2. Theo dõi thời gian sinh trưởng của lúa để bón phân thúc đòng đúng thời điểm (khi cây lúa 40- 42 ngày tùy theo giống) đảm bảo đủ dinh dưỡng giúp cây lúa sinh trưởng tốt, trổ đồng loạt. Lượng phân bón tùy thuộc vào chân đất, chế độ thâm canh tại địa phương, trung bình lượng phân bón cho 1 sào: 2- 3 kg ure+ 4-5 kg kali (nếu bón phân đơn) hoặc 5- 6 kg loại phân hỗn hợp chuyên bón đòng.

3. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện dịch hại và phòng trừ kịp thời, cần tập trung phòng trừ một số đối tượng gây hại chính như sau:

- Nhện gié sẽ phát sinh gây hại trên diện rộng, nhất là các chân ruộng có tầng đất canh tác mỏng, thường xuyên bị thiếu nước, gieo sạ dày,... cần tăng cường các biện pháp canh tác như vệ sinh bờ dường để hạn chế nơi cư trú của nhện. Khi phát hiện nhện gây hại trên gân lá, bẹ lá; hoặc khi cây lúa 38- 40 ngày cho phun phòng trừ bằng các loại thuốc: Nissorun 5EC, Danitol 10EC, Saromite 57EC, Nilmite 550SC,... để hạn chế mật độ ngay từ đầu vụ. Chú ý phun kỹ, đủ lượng nước tối thiểu 20- 25 lít/sào (bơm thủ công).

- Đối với chuột, tiếp tục công tác tuyên truyền, tổ chức diệt chuột bằng các biện pháp theo Hướng dẫn số 110/HD-TTDVNN ngày 15/6/2023 của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp nhằm hạn chế thiệt hại do chuột gây ra từ nay đến cuối vụ.

- Sâu cuốn lá nhỏ sẽ nở từ 03- 10/7/2023 và mật độ thấp. Các đối tượng khác như rầy các loại, bệnh thối thân thối bẹ, bệnh khô vằn,... gây hại rải rác cần tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm để có biện pháp quản lý phòng trừ kịp thời.

Thu Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 11.450.965
Truy câp hiện tại 1.354