Tìm kiếm tin tức
Tăng cường các biện pháp phòng trừ sinh vật hại lúa
Ngày cập nhật 21/07/2023

Để chủ động phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại lúa từ nay đến cuối vụ Hè Thu 2023, UBND phường hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính như sau:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Dự kiến sâu non nở từ ngày 25- 31/7/2023 gây hại giai đoạn lúa đòng trổ; lứa gối nở từ ngày 02- 08/8/2023 gây hại trà muộn, cần khoanh vùng để phun trừ nơi có mật độ cao từ 20con/m2 trở lên khi sâu tuổi 1-2 bằng các loại thuốc như Dylan 2EC, Comda gold 5WG, Virtako 40WG, Verismo 240SC, Futoc 42EC, Map Winner 5WG, Actimax 50WG,… Chú ý các ruộng lúa xanh tốt, bón thừa phân đạm sâu sẽ gây hại mạnh.

- Nhện gié: Tăng cường các biện pháp canh tác như vệ sinh bờ ruộng để hạn chế nơi cư trú của nhện, không để ruộng khô hạn thiếu nước; kiểm tra kỹ và phát hiện sớm nhện gây hại trên gân lá, bẹ lá để phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc như Nissorun 5EC, Danitol-S 50EC, Calicydan 150EW, Mitac 20EC, Map nano 450WP, Nilmite 550SC...

- Rầy các loại: Tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, nhất là các giống nhiễm, vùng ruộng là ổ rầy phát sinh hàng năm để có biện pháp xử lý. Khi phát hiện mật độ từ 1.500 con/m2 trở lên cho phun trừ bằng các loại thuốc như Chess 50WG, Cheestar 50WG, Osago 80WG, Supercheck 720WP, Cherray 700WG, Nitensuper 500WP,... Chú ý: không phun các loại thuốc có hoạt chất Acetamiprid như Actatoc 200EC, Asimo super 50WP, Penalty 40WP,…giai đoạn lúa trổ- chín.

- Bệnh lem lép hạt: Tổ chức phun phòng khi lúa trổ 3-5% và phun lại lần 2 khi lúa trổ xong bằng các loại thuốc như Titlsuper 300EC, Sagograin 300EC, Nevo 330EC, Help 400SC, Tilasiasuper 400EC,... Ngoài ra cần quản lý, phòng trừ tốt nhện gié, rầy nâu, bệnh khô vằn,... và điều tiết nước hợp lý để hạn chế gây lép hạt.

- Đối với bệnh khô vằn, thối bẹ lá đòng:  phòng trừ khi bệnh mới chớm xuất hiện, nhất là trên các chân ruộng chua phèn, gieo sạ dày, ruộng thấp trũng, tù đọng nước,... phun trừ bằng các loại thuốc như Validacin 5L, Vivadamy 5WP, Saizole 5SL, Nevo 330EC, Anvil 5SC,… chú ý phun kỹ vào ổ nấm bệnh để hạn chế lây lan.

- Đối với chuột: Tiếp tục diệt chuột bằng mọi biện pháp như bẫy kẹp, bẫy dính, đánh bắt thủ công, sử dụng thuốc diệt chuột sinh học để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, cần kiểm tra các đối tượng sinh vật hại khác như bọ phấn, bệnh héo khô cây lúa, sâu đục thân,... để phòng trừ kịp thời trên diện hẹp.

Lưu ý: Do điều kiện thời tiết nắng nóng, nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát (tránh lúc lúa phơi mao), nếu phun xong gặp mưa phải phun lại; phun đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích và đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”.

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn, đề nghị bà con nông dân thực hiện tốt, góp phần bảo vệ năng suất, sản lượng lúa vụ Hè Thu 2023./.

Thu Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 11.869.169
Truy câp hiện tại 3.759