I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức thực hiện tốt nội dung lấy ý kiến cử tri theo Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP và thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) về Đề án đảm bảo công khai, dân chủ và đúng quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
- Tổ chức thực hiện nội dung lấy ý kiến cử tri đối với các đơn vị hành chính (ĐVHC) có liên quan, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng pháp luật;
- Thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về sự cần thiết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đến mỗi cử tri. Từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương;
- Đảm bảo quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri, động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực;
- Xác định đúng phạm vi, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp, tổ chức lấy ý kiến cử tri phù hợp với đặc điểm dân cư, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, dân chủ và đúng quy định của pháp luật.
II. TRIỂN KHAI, CHỈ ĐẠO
Căn cứ Kế hoạch, Đề án của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, UBND thị xã, UBND phường triển khai việc tổ chức lấy ý kiến của cử tri về phương án thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
III. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG
Cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ủy ban MTTQVN) và các đoàn thể của chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân trên địa bàn hiểu rõ lý do và sự cần thiết phải thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của quần chúng, nhân dân địa phương.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm rõ tầm quan trọng, ý nghĩa và những tác động tích cực của việc thực hiện chủ trương xây dựng Đề án nhằm đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, theo nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm tổ chức có hiệu quả chủ trương trên.
Tăng cường công tác vận động, thuyết phục tạo sự đồng thuận trong xã hội, của các ngành, các cấp, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân ở địa phương trong việc thực hiện Đề án.
IV. PHẠM VI, NỘI DUNG LẤY Ý KIẾN CỬ TRI
1. Đối tượng cử tri lấy ý kiến: Là công dân đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú tại địa phương, có từ đủ 18 tuổi trở lên, tính từ thời điểm từ ngày 24/01/2024 trở về trước.
2. Nội dung lấy ý kiến
Phạm vi, nội dung lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo Mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri (Có mẫu kèm theo)
Nội dung lấy ý kiến cử tri: Về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và tên gọi mới sau khi thành lập thành phố là Thành phố Huế.
V. THỜI GIAN, HÌNH THỨC, TRÌNH TỰ LẤY Ý KIẾN CỬ TRI
1. Thời gian niêm yết và tổ chức lấy ý kiến cử tri
- Niêm yết danh sách cử tri từ ngày 25/01/2024 đến hết ngày 25/02/2024.
- Ngày 23/02/2024 tổ chức họp quán triệt triển khai Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án .
- Tổ chức việc lấy ý kiến cử tri về Đề án từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 01/3/2024.
- Tổ lấy ý kiến cử tri tại các tổ dân phố tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri gửi về UBND phường trong sáng ngày 02/3/2024 để UBND phường tổng hợp, báo cáo HĐND phường trong ngày 05/3/2024.
2. Nguyên tắc, thẩm quyền lập và niêm yết danh sách phát phiếu lấy ý kiến cử tri; khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ về hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ về hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC.
3. Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến
- Bản tóm tắt Đề án thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương; các quận, thị xã thuộc thành phố, các phường thuộc quận, thị xã và sắp xếp, thành lập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên cơ sở ĐGHC tỉnh Thừa Thiên Huế (được ban hành kèm theo Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 26/01/2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).
- Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND phường; niêm yết tại trụ sở UBND phường, các điểm sinh hoạt cộng đồng và được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, tại các cuộc họp tổ dân phố trong thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri.
4. Hình thức tổ chức lấy ý kiến cử tri
- Lấy ý kiến cử tri bằng hình thức phát phiếu theo hộ gia đình.
- Mọi cử tri có quyền và nghĩa vụ tham gia lấy ý kiến. Mỗi cử tri có quyền thể hiện ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến.
- Cử tri phải tự mình viết và ký vào Phiếu lấy ý kiến, không được nhờ người khác viết thay. Trường hợp cử tri không biết chữ, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào phiếu thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.
Lưu ý: Căn cứ Nghị định số 54/2018/NĐ-CP và Nghị định số 66/2023/NĐ-CP của Chính phủ, tùy vào điều kiện của mỗi địa phương, hình thức và việc tổ chức lấy ý kiến cử tri do UBND cấp xã quyết định; tuy nhiên phải đảm bảo công bằng, dân chủ và thuận lợi nhất cho người dân và chính quyền.
VI. TỔ CHỨC KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Sau khi có kết quả lấy ý kiến cử tri, UBND phường trình HĐND phường và hoàn thành việc thảo luận thông qua Đề án thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở ĐGHC tỉnh Thừa Thiên Huế và sắp xếp, thành lập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã; hoàn thành trước ngày 07/3/2024.
VII. HOÀN CHỈNH HỒ SƠ LẤY Ý KIẾN CỬ TRI
UBND phường hoàn chỉnh hồ sơ lấy ý kiến cử tri trình UBND thị xã trong ngày 07/3/2024, bao gồm các tài liệu sau đây:
1. Báo cáo của UBND phường.
2. Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri, kết quả biểu quyết của HĐND phường liên quan đến Đề án.
3. Nghị quyết của HĐND phường.
VIII. KINH PHÍ
Nguồn kinh phí trích từ ngân sách phường
1. Photo danh sách cử tri: 800.000đ.
2. Photo Phiếu lấy ý kiến: 600.000đ.
3. Hỗ trợ kinh phí Tổ lấy ý kiến cử tri: 08 tổ x 500.000đ/tổ = 4.000.000đ.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể chính trị xã hội phường:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với UBND phường chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân trên địa bàn hiểu rõ lý do, sự cần thiết phải thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên cơ sở ĐGHC tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó tạo sự đồng thuận và tích cực tham gia trong nhân dân.
2. Văn phòng UBND phường:
- Tham mưu HĐND phường tổ chức họp chuyên đề thảo luận thông qua Đề án thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở ĐGHC tỉnh Thừa Thiên Huế và sắp xếp, thành lập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
- Tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện lấy ý kiến cử tri; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này đảm bảo tiến độ theo quy định.
- Tổng hợp và tham mưu lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn phường, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu UBND phường chỉ đạo, hướng dẫn các Tổ lấy ý kiến cử tri tổ chức lấy ý kiến cử tri đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, tiến độ theo quy định tại Kế hoạch này.
- Tổ chức đăng tải tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn (Bản tóm tắt Đề án và các văn bản chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước) trên Cổng thông tin điện tử của phường.
3. Bộ phân Văn hóa - Xã hội, Đài truyền thanh phường:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thông tin, tuyên truyền các nội dung liên quan tại Kế hoạch này.
4. Bộ phận Kế toán-Ngân sách phường: Tham mưu UBND phường chuẩn bị kinh phí để thực hiện đảm bảo theo kế hoạch
5. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Văn phòng UBND phường, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện tốt nội dung lấy ý kiến cử tri theo Kế hoạch.
6. Bí thư chi bộ, Tổ trưởng, trưởng Ban công tác Mặt trận các tổ dân phố:
- Thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về sự cần thiết đến mỗi cử tri; chủ động để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của cử tri về việc thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương; các quận, thị xã thuộc thành phố, các phường thuộc quận, thị xã và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Triển khai tổ chức để lấy ý kiến cử tri đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, tiến độ theo quy định tại Kế hoạch này.