Tìm kiếm tin tức
Hội nghị quảng bá giới thiệu một số giống lúa mới có triển vọng tại Thừa Thiên Huế và ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lí rơm rạ sau thu hoạch trong sản xuất vụ lúa hè thu.
Ngày cập nhật 01/10/2019
Đại biểu tham dự hội nghị
Sáng ngày 27/09/2019, tại HTXNN Đông Xuân, trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị quảng bá giới thiệu một số giống lúa mới có triển vọng tại Thừa Thiên Huế và ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lí rơm rạ sau thu hoạch trong sản xuất vụ lúa hè thu.
Tham dự hội nghị có ông Châu Ngọc Phi – Giám đốc trung tâm khuyến nông tỉnh; đại diện phòng Kinh tế, trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hương Trà; đại diện UBND phường Hương Xuân và cán bộ các HTX trên địa bàn thị xã.
Sáng ngày 27/09/2019, tại HTXNN Đông Xuân, trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị quảng bá giới thiệu một số giống lúa mới có triển vọng tại Thừa Thiên Huế và ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lí rơm rạ sau thu hoạch trong sản xuất vụ lúa hè thu.
Tham dự hội nghị có ông Châu Ngọc Phi – Giám đốc trung tâm khuyến nông tỉnh; đại diện phòng Kinh tế, trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hương Trà; đại diện UBND phường Hương Xuân và cán bộ các HTX trên địa bàn thị xã.
Tại hội nghị các đại biểu đã được nghe trung tâm Khuyến nông tỉnh giới thiệu một số giống lúa mới có triển vọng tại TTH như giống lúa HN6, JO2, KH1, HG12. Đây là những giống lúa mới có ưu thế về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu với sâu bệnh, phù hợp với điều kiện sản xuất, tập quán canh tác được bà con nông dân đánh giá cao và sử đụng dể gieo cấy trên diện rộng. 
Bên cạnh đó trung tâm Khuyến nông tỉnh còn giới thiệu ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lí rơm rạ sau thu hoạch trong sản xuất vụ lúa hè thu gồm: Tăng cường thu gom rơm rạ để tận dụng cho việc sản xuất nấm rơm, chế biến làm thức ăn dự trữ cho chăn nuôi, dùng chế phẩm vi sinh để chế biến phâm hữu cơ... Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong việc thu gom vận chuyển rơm rạ, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào bảo quản chế biến để nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập. Dùng máy cày lớn để phay, cày lật đất vùi hết rơm rạ vào trong đất, không để rởm ạ trôi nổi  ảnh hưởng đến sản xuất và môi trường, công tác làm đất nên được thực hiện sớm để rơm rạ kịp phân hủy. Ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học dùng phân bón hữu cơ vi sinh có chứa sinh vật hữu ích giúp phân hủy nhanh gốc rạ.
Có thể dùng sản phẩm vào các thời điểm sau:
1. Sau làm đất: Sau khi đã làm đất, máy đã trục rơm rạ, dùng 500g sản phẩm trộn với 1-2kg phân lân, NPJK hoặc cát rải đều trên mặt ruộng cho 4 sào trung bộ, sau 5-7 ngày đánh lại đất và gieo sạ.
2. Bón lót: Có thể trộn chung với các loại phân bón khác Lân, NPK, Ure kêt hợp khi bón lót (nên giảm 30% phân bón hóa học ở giai đoạn này) và tiến hành gieo sạ.
Các biện pháp này giúp phân hủy nhanh gốc rơm rạ, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ giúp giảm bớt lượng phân bón vô cơ, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hi vọng trong thời gian tới sẽ được áp dụng tại địa phương Hương Xuân để bà con thực hiện. 
 
 
Nguyễn Thị Thịnh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.109.110
Truy câp hiện tại 2.329