Tìm kiếm tin tức
Hội Nông dân phường Hương Xuân tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi địa phương
Ngày cập nhật 27/04/2021
Kỹ sư Phan Khân đang hướng dẫn lớp tập huấn

          Vừa qua Hội Nông dân phường phối hợp với kỹ sư nông nghiệp Phan Khân đã đi khảo sát thực tế tại các vườn ổi trên địa bàn phường, chúng tôi nhận thấy thực trạng cây ổi hiện nay cần có những biện pháp  kỹ thuật nhằm chăm sóc để cây khoẻ mạnh trở lại sau thiên tai. Ngày 21 và 23/4/2021 Hội nông dân phường được sự hỗ trợ của UBND phường đã tiến hành tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc ổi cho bà con nông dân 2 tổ dân phố Xuân Tháp và Trung Thôn.

 Qua lớp tập huấn kỹ sư Phan Khân truyền đạt một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi như sau:

Về Cây giống: Đa số bà con trồng mới hoặc dặm lại những cây đã chết bằng cây giống gieo hạt. Những cây giống này sẽ bị phân ly tính trạng sau này sẽ cho năng suất và chất lượng kém. Nên trồng cây giống chiết cành.

Về đất đai: Cần móc luống lại, nhằm thoát nước tốt, bộ rễ cây mới phát triển. Nếu trồng mới phải đào lỗ, bón phân trước ít nhất 30 ngày.

Bón phân: Hầu hết các diện tích bà con không bón phân hữu cơ, chỉ bón phân hóa học. Trồng cây lưu niên nên ưu tiên phân hữu cơ, vì phân hữu cơ ngoài việc làm tơi xốp đất, giữ độ ẩm khi nắng hạn, nó còn hạn chế các bệnh chết cây do nấm và tuyến trùng, nhất là tăng chất lượng quả…

                   Bón phân cho ổi 1 năm tuổi:

           + Lượng bón: Tổng lượng bón cho cây trong năm: 150 gam ure + 200 gam supelân + 150 gam kaliclorua

            + Cách bón: Tổng lượng phân bón trong năm được chia đều bón làm 4 lần vào các tháng 1, tháng 4, tháng 6 và tháng 8, bằng cách  rắc đều lên mặt gốc cây rồi xới nhẹ cho phân bị vùi vào đất.

                   Bón phân cho cây đang cho quả:

            + Lượng bón:

Lượng phân bón thời kỳ cho quả tính theo tuổi cây

 

Tuổi cây (năm)

Lượng phân bón/cây/năm

Phân chuồng hoai (kg)

Phân hữu cơ vi sinh

Đạm urê (g)

Lân supe (g)

Kaliclorua (g)

2 - 3

30 - 50

2 - 3

250 - 300

350 - 400

250 - 350

4 - 5

> 50

3 - 5

400 - 500

500 - 600

400 - 550

6 – 7

> 50

 

650 - 800

800 - 1200

0

           + Cách bón:

Phân bón được bón làm 4 đợt:

 Đợt 1 bón sau khi cắt tỉa vào tháng1 (chuẩn bị cho cây ra lộc xuân): 40% ure + 50% supelân + 20% Kali + 100% phân hữu cơ vi sinh + 100% phân hữu cơ. Rạch rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây với chiều rộng 20 - 30 cm, sâu 10 - 15 cm, rắc phân đều vào rãnh rồi lấp đất.

Đợt 2 vào tháng 4 (thúc hoa, quả): 20% ure + 50% supelân + 30% kali

                 Đợt 3 bón vào tháng 6 (thúc hoa, quả): 30% ure + 20% kaliclorua

 Đợt 4: bón vào tháng 8 (thúc quả và dưỡng cây): 20% ure + 20% kaliclorua

Đối với bón đợt 2, 3 và 4, có thể hòa phân với nồng độ 0,3 - 0,5% tưới xung quanh hình chiếu của tán hoặc rắc trực tiếp xung quanh gốc cây rồi xới nhẹ cho phân bị vùi vào đất.

Cắt tỉa, tạo tán: nhìn chung các vườn ổi có cắt tỉa, nhưng chưa đúng kỹ thuật.

Trong năm đầu tiên,thường xuyên bấm ngọn tạo cho cây có tán tròn, đều, có nhiều cành ở các cấp 1, 2 và 3. Vào tháng 12 - 1 năm sau, cắt đầu cành tạo cho cây trong vườn có chiều cao đồng đếu và có bộ khung chắc với nhiều cấp cành nhưng thấp tán. Những năm tiếp theo, thường xuyên bấm tỉa cành 15 ngày một lần: Cành chưa có hoa, bấm ngọn để lại 4 cặp lá, cành đã có hoa, bấm ngọn để lại 2 cặp lá phía trên hoa. Bấm khi cành lộc đã chuyển mầu nâu hay khi 2 cặp lá phía trên hoa đã thành thục,( Khi cây đã ra trái ổn định, thường xuên bấm ngọn).

Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng: Nhằm tăng cường khả năng ra hoa đậu quả, dùng một số chất như: Bo-can xi, A3 50 ppm hoặc NAA 25 ppm… phun vào các tháng 4 và 5, mỗi tháng 1 lần.

Bao quả: Dùng bao xốp bên trong, bao nilon có dục lỗ bên ngoài khi quả có đường kính khoảng 3,0 - 3,5cm. Bao vào ngày thứ 2 sau khi xử lý sâu bệnh bằng cách phun Vitarko, hoặc Match, Amate... kết hợp với Score 250EC hoặc Amistar top...

             Quản lý dịch hại:

             Quản lý cỏ dại: Có nhiều cách: Dùng nilong phủ luống, gieo hạt cây họ đậu. Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc cây ( đường kính 0,8-1m), trên luống chỉ cắt ngắn cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây ổi, nhưng không xớt sạch cỏ nhằm hạn chế tuyến trùng hại rễ, giữ dinh dưỡng sau những cơn mưa, bảo vệ thiên địch…

            Phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh gây hại chính:

+ Các loại sâu ăn lá, gặm vỏ quả

Sử dụng một trong các thuốc sau: Vitarko, Amate, Match, Mapwinner, Voliam targo... phun khi thấy sâu xuất hiện.

+ Ruồi đục quả: bao bọc  trái.

   + Rệp sáp: phun  Movento, Mapy,…

   + Bệnh thán thư: Phun Score, Amistartop…

   + Bệnh chết cây: do tuyến trùng rễ hoặc do các loại nấm trong đất, biện phấp chủ yếu là bón phân hữu cơ có ủ chế phẫm TRICHODERMA, mỗi năm bón 2 lần.

Tại các buổi tập huấn kỹ sư Phan Khân cũng đã tận tình giải đáp những thắc mắc của bà con nêu ra giúp bà con hiểu rõ để áp dụng vào sản xuất cây trồng. Đồng thời trong lớp tập huấn này BTV Hội Nông dân phường đã phổ biến ngày, địa điểm bầu cử và một số quy định trong Luật Bầu cử Quốc Hội và HĐND các cấp giúp bà con thực hiện tốt quyền công dân của mình.

 Được biết trong thời gian đến Hội Nông dân phường tiếp tục tổ chức các lớp tại các tổ dân phố Thượng Khê và Liễu Nam.

 

Một số hình ảnh của lớp tập huấn

 

 

 

 

 

 

Phạm Viết Hồng
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.295.684
Truy câp hiện tại 2.609