Tìm kiếm tin tức
VPHC trong lĩnh vực y tế bị phạt đến 200 triệu đồng
Ngày cập nhật 02/08/2019
Ảnh minh họa

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế với mức phạt lên tới 200 triệu đồng.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức.
 
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
 
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75 triệu đồng đối với cá nhân và 150 triệu đồng đối với tổ chức.
 
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
 
Mức phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức được áp dụng cho hành vi: Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến; lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi; ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định…
 
Cản trở trẻ em tiêm vắc xin bị phạt đến 1 triệu đồng
 
Theo dự thảo, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng; không tư vấn đầy đủ cho người được tiêm chủng hoặc gia đình trẻ được tiêm chủng về lợi ích và những rủi ro có thể gặp phải khi tiêm chủng; Không hướng dẫn người được tiêm chủng hoặc gia đình trẻ được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
 
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; không cấp và ghi sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân hoặc sổ tiêm chủng điện tử cho người đến tiêm tại cơ sở tiêm chủng; không thống kê danh sách các đối tượng được tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng; không khám sàng lọc hoặc khám sàng lọc không đầy đủ cho đối tượng được tiêm chủng; không tư vấn cho đối tượng được tiêm chủng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ trước khi tiêm chủng; không theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng…
 
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Theo baochinhphu.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.314.748
Truy câp hiện tại 5.110