|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, ban, ngành UBND huyện, thị xã UBND phường, xã VĂN BẢN QPPL TRUNG ƯƠNG VĂN BẢN QPPL CẤP TỈNH, THỊ XÃ
| | |
Từ năm 2021 có thể điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế Ngày cập nhật 09/08/2019 | Số người tham gia BHYT ngày càng tăng |
Để đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế, cần phải điều chỉnh mức đóng từ năm 2021 trở đi.
Bộ Y tế vừa có Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03-6-2008 của Quốc hội khóa 12 (về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân) tại phiên họp toàn thể của Ủy ban về các vấn đề xã hội sáng nay, ngày 7-8. Theo đó, để đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế, cần phải điều chỉnh mức đóng từ năm 2021 trở đi.
Cụ thể, theo Bộ Y tế, số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trong hơn 10 năm qua ngày càng tăng, từ 43,7% năm 2009 lên 88,5% năm 2018, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu tại Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội khoá 13.
Trong đó, số đối tượng được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ tiền đóng BHYT bằng khoảng 61% tổng số người tham gia BHYT; số tiền NSNN đóng, hỗ trợ cho một số đối tượng so với tổng số tiền đóng bằng khoảng 40%. Bộ Tài chính đã kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội bổ sung dịch vụ bảo hiểm sức khỏe vào nhóm hàng hóa không phải chịu thuế tại Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế năm 2014. Đến năm 2018 đã có 47 doanh nghiệp bảo hiểm với trên 18 triệu hợp đồng, doanh thu trên 19.074 tỷ đồng, với 54 triệu lượt người tham gia.
Về khả năng cân đối Quỹ BHYT: Mức đóng BHYT 4,5% lương được thực hiện từ năm 2010, phù hợp với mức viện phí. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2012 - 2018 giá dịch vụ KCB được thực hiện theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí nên từ năm 2016 đã xảy ra mất cân đối thu, chi Quỹ BHYT trong năm, nhưng nếu tính số kết dư từ các năm trước thì đến hết năm 2018 Quỹ BHYT còn 32.578,1 tỷ đồng.
“Khả năng năm 2019, 2020 vẫn cân đối được, cần phải điều chỉnh mức đóng từ năm 2021 trở đi”, Bộ Y tế cho biết.
12 tỉnh giảm tỷ lệ hút thuốc lá
Cùng ngày, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã cho ý kiến về kết quả hoạt động và quản lý, sử dụng Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá. Theo Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Viết Tiến, trong giai đoạn 2017-2019, Quỹ đã hỗ trợ 99 đơn vị tại 63 tỉnh, 22 bộ, 4 thành phố du lịch, và 10 bệnh viện. Đó là nỗ lực lớn nhằm hỗ trợ các đơn vị trong toàn quốc thực hiện đồng bộ Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Kết quả năm 2018 đã có 12 tỉnh giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm tỷ lệ phơi nhiễm thụ động với khói thuốc.
Đánh giá về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, sau 6 năm thực hiện, Quỹ đã có vai trò chủ đạo trong thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác hại do thuốc lá gây ra, góp phần quan trọng giảm thuốc lá, môi trường phơi nhiễm của khói thuốc.
Phát biểu tại phiên họp, ông Bùi Sỹ Lợi nhân xét: "Đi thực tế địa phương, chúng tôi thấy việc thực hiện Luật đã có các tác dụng rất hữu hiệu, thực hiện được 8/9 nhiệm vụ theo quy định. Tuy nhiên có 2 vấn đề chưa thực hiện tốt là hỗ trợ để người dân trồng và chế biến thuốc lá chuyển đổi ngành nghề; và tổ chức nơi riêng cho người hút thuốc lá tại nơi công cộng".
Phó Chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi cho rằng, Quốc hội cần tăng cường giám sát việc sử dụng Quỹ, phân bổ Quỹ cho các hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, UBND các tỉnh cũng phải bố trí ngân sách cho phòng chống tác hại của thuốc lá.
|
Theo SGGP Các tin khác
|
|
|
|
| Thống kê truy cập Truy câp tổng 12.313.011 Truy câp hiện tại 4.443
|
|