Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

Tiếp nhận ý kiến
Hỏi:
Kính gửi ubnd phường.Tôi là 1 người công dân của phường hương xuân.
Mong ubnd phường cho tôi biết 1 số vấn đề thắc mắc sau:
1. Trách nhiệm và quyền hạn của bảo vệ dân phố là gì ? Tôi thấy 1 số anh bvdp có quyền hạn hơi vượt quá.
2. Lực lượng bảo vệ dân phố thuộc quyền quản lý và chịu sự điều động của công an hay của ubnd ?
3. Bảo vệ dân phố ở nơi khác tôi thấy ở trực bảo vệ ở ủy ban và 1 số điểm chốt của họ . Tại sao bảo vệ dân phố ở mình lại trực ở công an phường ? Trụ sở công an cần bảo vệ hơn trụ sở ubnd hay sao ?
Mong ubnd trả lời thắc mắc của tôi để tôi hiểu rõ hơn. Xin chân thành cám ơn
Người gửi: - (Ngày gửi: 25/06/2019)
Đáp:

UBND phường xin trả lời các nội dung câu hỏi của công dân:

Vị trí chức năng; Nguyên tắc hoạt động; Nhiệm vụ quyền hạn; Tổ chức, Lề lối làm việc cũng như các vấn đề khác liên quan đến lực lượng Bảo vệ dân phố được Quy định tại Nghị định của Chính phủ số 38/2006/NĐ-CP Ngày 17/4/2006 về Bảo vệ dân phố. Tuy nhiên vấn đề Ông ( Bà) hỏi UBND phường trả lời cụ thể:

* Vị trí, chức năng của Bảo vệ dân phố

1. Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện, làm nồng cốt trong phong trào bảo vệ An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập.

2. Bảo vệ dân phố có trách nhiệm làm nồng cốt trong việc thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc; Thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn.

* Nguyên tắc hoạt động của Bảo vệ dân phố

1. Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.

 2. Mọi hoạt động của Bảo vệ dân phố được thực hiện theo Nghị định 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa của Bảo vệ dân phố để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.     

* Nhiệm vụ của Bảo vệ dân phố

1. Nắm tình hình An ninh, trật tự; phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, các vụ vi phạm hành chính, vi phạm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường; phản ánh cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân phường có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; tham gia hòa giải, giải quyết kịp thời không để những hậu quả xấu xảy ra.

2. Phổ biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về An ninh, trật tự nhằm vận động nhân dân trong phường tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, quy ước, nội quy về bảo vệ An ninh, trật tự, không có tội phạm, tệ nạn xã hội.

3. Đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tùy thân khác theo Luật Cư trú; quy định về hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về An ninh, trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy.

4. Vận động nhân dân tham gia cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ và quản lý người đã chấp hành xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện, người chưa thành niên phạm tội, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; phối hợp với các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đang trong diện quản lý, giáo dục tại phường; vận động thuyết phục người thân của các đối tượng đang bị truy nã, trốn thi hành án, đối tượng phạm tội đang lẩn trốn để tác động họ ra đầu thú.

 5. Khi có vụ việc phức tạp về An ninh, trật tự xảy ra trong địa bàn, phải kịp thời có mặt và tìm mọi cách báo ngay cho Công an phường; bảo vệ hiện trường, tham gia cấp cứu người bị nạn, giải cứu con tin, bắt giữ người phạm tội quả tang, tham gia chữa cháy, bảo vệ tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và Công an phường.

 6. Phối hợp với lực lượng Công an, Dân quân tự vệ, Dân phòng và Bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để bảo vệ An ninh, trật tự theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Công an phường. Tổ chức tuần tra, kiểm soát và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm. tệ nạn xã hội và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.

* Quyền hạn của Bảo vệ dân phố

1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự an toàn xã hội.

3. Tham gia với lực lượng công an hoặc lực lượng chức năng:

- Truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án.

- Kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn được phân công phụ trách.

* Lề lối làm việc của Bảo vệ dân phố

 1. Trưởng ban Bảo vệ dân phố chịu trách nhiệm quản lý tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, thường xuyên báo cáo tình hình kết quả thực hiện các mặt công tác của Bảo vệ dân phố với Ủy ban nhân dân phường và Công an phường.

a. Phó Trưởng Ban bảo vệ dân phố giúp việc Trưởng ban và thực hiện phần việc được phân công, thay thế Trưởng Ban chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Ban khi được Trưởng ban ủy quyền.

 b. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố và có trách nhiệm triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp, kế hoạch công tác của Bảo vệ dân phố ở khu vực do mình phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác về An ninh trật tự do Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố giao.

2. Định kỳ hàng tuần, tháng, quý Ban Bảo vệ dân phố tổ chức họp 01 lần ( trừ đột xuất) để kiểm điểm, đánh giá các mặt công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn phụ trách và đề ra công tác tới.

Tổ Bảo vệ dân phố Ô khu vực chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Bảo vệ dân phố phường; đồng thời chịu sự quản lý, điêu hành và hướng dẫn công tác của cấp ủy chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố.

3. Ban Bảo vệ dân phố,Tổ Bảo vệ dân phố phải bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại địa điểm làm việc để giải quyết công việc theo quy định; có lịch phân công tuần tra, canh gác đảm bảo an ninh trật tự địa bàn phụ trách.

4. Trong khi làm nhiệm vụ, Bảo vệ dân phố phải đeo băng chức danh, biển hiệu, trang phục theo quy định.

* Mối quan hệ công tác của Bảo vệ dân phố

1. Đối với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường: Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý về tổ chức và chỉ đạo chung về công tác.

2. Đối với Công an phường: Bảo vệ dân phố chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự và tham gia phối hợp cùng Công an phường trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự.

3. Đối với lực lượng dân quân tự vệ, các đoàn thể quần chúng và lực lượng bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, các tổ chức doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường: phối hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong địa bàn, theo sự chỉ đạo của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường.

Bảo vệ dân phố phải có văn phòng làm việc tại UBND phường và Ban Bảo vệ dân phố,Tổ Bảo vệ dân phố phải bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại địa điểm làm việc ở các chốt để giải quyết công việc theo quy định; có lịch phân công tuần tra, canh gác đảm bảo an ninh trật tự địa bàn phụ trách. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế của địa phương việc xây dựng Trụ sở riêng cho lực lượng BVDP ở từng Tổ dân phố chưa thể thực hiện được nên lực lượng BVDP phải ứng trực tại Trụ sở Công an phường để đảm bảo giãi quyết khi có vụ việc xảy ra.  Có điều gì chưa rỏ Ông (Bà) có thể nghiên cứu thêm Nghị định của Chính phủ số 38/2006/NĐ-CP Ngày 17/4/2006 về Bảo vệ dân phố.

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.305.779
Truy câp hiện tại 1.259