Tìm kiếm tin tức
LỢI ÍCH CỦA VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
Ngày cập nhật 24/05/2017

Bảo hiểm y tế là chính sách xã hội quan trọng hàng đầu, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. 

BHYT là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và toàn dân tham gia để bảo vệ sức khỏe cho mỗi người khi chẳng may ốm đau, tai nạn nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Tham gia BHYT là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro, đồng thời là cách “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”. Tuy nhiên, theo thống kê của UBND phường Hương Xuân trong năm 2016 có 7012/8948 người dân tham gia BHYT đạt tỷ lệ 78,36%, như vậy toàn phường còn 1936 người chưa tham gia. Có nhiều lý do người dân không tham, nhưng phần lớn là chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc tham gia BHYT và có lúc không may bị bệnh tật, tai nạn thì kinh phí điều trị, nằm viện là quá lớn dẫn đến tài chính của gia đình bị thâm hụt, thậm chí trở nên đói nghèo, con cái thất học.

Thực tế số tiền đóng bảo hiểm không nhiều so với kinh phí điều trị khi ốm đau, nằm viện. Theo quy định của Luật BHYT trong một hộ gia đình nếu  người thứ nhất tham gia thì đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở tức là phải đóng số tiền là 653400 đồng; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Riêng đối với hộ gia đình cận nghèo chỉ đóng 32.000 đồng/người. Để được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật khi KCB  bằng thẻ BHYT thì người tham gia BHYT cũng phải thực hiện các trách nhiệm của mình như: Mua thẻ BHYT cho tất cả thành viên trong hộ gia đình, cứ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm một lần, đóng phí mua thẻ trước khi hết hạn thẻ.

Từ ngày 01/01/2016, người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền KCB BHYT tại trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh và có mức hưởng theo quy định như đúng tuyến. Người có thẻ BHYT khi đi KCB được Quỹ BHYT chi trả tối thiểu 80% chi phí KCB, có nhiều đối tượng được quỹ BHYT chi trả 100%; được y, bác sĩ KCB và được chuyển đến bệnh viện tuyến trên khi bệnh nặng. Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB BHYT tại tuyến xã; KCB có tổng chi phí của một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở ( tương đương 172.500 đồng); Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB khi người KCB có thời gian tham gia BHYT liên tục 5 năm trở lên và đã có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở( tương đương 6,9 triệu đồng).

Để được hưởng quyền lợi khi đi khám chữa bệnh, mọi người phải tích cực tham gia đóng BHYT. Từ ngày 01/6/2017 những người không có BHYT sẽ được điều chỉnh viện phí, tính thêm chi phí phẫu thuật thủ thuật, phụ cấp ngày trực và tiền lương. Trong khoảng 1.900 dịch vụ, một số dịch vụ sẽ tăng giá gấp 2-3 lần. Cụ thể, giá khám bệnh sau khi tính lương vào viện phí: Bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I tăng từ 20.000 đồng/lượt lên 39.000 đồng/lượt, bệnh viện hạng II từ 15.000 đồng tăng hơn 2 lần thành 35.000 đồng, bệnh viện hạng III tăng hơn 3 lần từ 10.000 đồng lên 31.000 đồng, bệnh viện hạng IV từ 7.000 đồng lên 29.000 đồng. Giá dịch vụ ngày/giường hồi sức tích cực/ghép tạng/ghép tủy… tại các bệnh viện hạng đặc biệt là từ 354.000 đồng/người/ngày tăng thành 677.000 đồng/người/ngày, bệnh viện hạng II: từ 350.000 đồng/người/ngày lên 569.000 đồng/người/ngày. Giường bệnh nội khoa tại bệnh viện hạng đặc biệt tăng từ 99.000 đồng/người/ngày lên 215.000 đồng/người/ngày; giường bệnh các khoa xương khớp, tai mũi họng, da liễu, tai biến… tăng từ 89.000 đồng/người/ngày lên 192.000 đồng/người/ngày…

Để đạt mục tiêu 100% người dân tham gia BHYT vào năm 2020 theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ phường Hương Xuân lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 – 2020, ngoài việc các ban ngành đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, các đại lý BHYT làm tốt công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu cấp thẻ, nhắc nhở khi đáo hạn thẻ. Thiết nghĩ nhà nhà, người người phải ý thức sâu sắc về ý nghĩa của việc tham gia BHYT, để từ đó giảm bớt các khoản chi tiêu để dành tiền đóng BHYT nhằm để bảo vệ sức khỏe cho mỗi người, đồng thời là cách “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”

Viết Xuân
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.310.037
Truy câp hiện tại 3.300