TRUYỀN THỐNG VẼ VANG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Ngày cập nhật 20/12/2022
Kể từ ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân-Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, đến nay đã trải qua chặng đường lịch sử hơn bảy thập niên xây dựng, phát triển, chiến đấu và chiến thắng, đã góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
NNgày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Trong buổi lễ, trước đại diện của các tỉnh Cao-Bắc-Lạng và đông đảo đồng bào Tày, Nùng, Dao, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và đồng chí Hồ Chí Minh ủy nhiệm, tuyên bố thành lập Đội và vạch rõ nhiệm vụ của Đội với Tổ quốc. Dưới lá cờ đỏ sao vàng, Đội long trọng tuyên thệ 10 lời thề danh dự; trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, đối với Đảng; hết lòng phục vụ nhân dân, kiên quyết chiến đấu tiêu diệt quân thù; sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng; ra sức đoàn kết và nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh của quân đội cách mạng...
Ngày 4/6/1945, theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu giải phóng chính thức được thành lập, gọi là Khu giải phóng Việt Bắc, gồm hầu hết các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng thuộc các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên. Tân Trào được chọn làm Thủ đô Khu giải phóng. Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng được thành lập. Khu giải phóng Việt Bắc là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
Trải qua 78 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và chiến thắng, từ 34 chiến sĩ trong "đội quân đàn anh" ấy, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, sự chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội quân ấy đã không ngừng lớn mạnh, trở thành đội quân vô địch, bách chiến, bách thắng của dân tộc Việt Nam. Từ trận thắng đầu tiên ở Phai Khắt-Nà Ngần, quân đội ta đã cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chấm dứt ách đô hộ trăm năm của thực dân Pháp vào năm 1954. Ngay sau đó, quân đội ta lại cùng toàn dân tộc bước vào cuộc kháng chiến khốc liệt với biết bao hy sinh, gian khổ và lập nên chiến thắng vang dội vào mùa xuân năm 1975, quét sạch bóng quân xâm lược khỏi bờ cõi, thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc trường chinh 30 năm, đưa dân tộc ta bước sang một giai đoạn mới-giai đoạn cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cũng trong hành trình ấy, quân đội ta đã cùng toàn Đảng, toàn dân anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Ngày 22-12-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng, Nhà nước ngợi khen: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đó là sự khái quát sâu sắc nhất, đầy đủ nhất truyền thống vẻ vang và mục tiêu chiến đấu của quân đội ta và đó cúng là thể hiện đầy đủ những đức tính tiêu biểu nhất của anh bộ đội Cụ Hồ”. Lịch sử nhân loại dẫu trải qua những con đường vạn dặm, nhưng đến nay, ít nơi nào trên thế giới lực lượng quân đội có được sự gắn bó với nhân dân như ở Việt Nam. Trước kia, cũng như ngày nay, sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân là của toàn Đảng, toàn dân, là của toàn xã hội, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân, đây là nét độc đáo cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vì thế, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam không chỉ là một dịp để học tập, phát huy bản chất cách mạng, truyền thống vẽ vang của quân đội, mà ngaỳ đó cũng chính là ngày hội của toàn dân về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thể theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, cách đây 33 năm, ngày 17-10-1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381-CT/TƯ quyết định lấy Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12) đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Từ đây, ngày 22-12 thực sự trở thành ngày hội giữ nước một nét độc đáo về văn hóa giữ nước của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
33 năm qua, toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta đã có rất nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo để kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam - Ngày hội quốc phòng toàn dân như: “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Quân đội chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau". Bên cạnh các hoạt động thi đua-khen thưởng, nhiều hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật, thể thao, triển lãm; công tác tổ chức hội thảo, sơ kết, giao lưu, gặp mặt; hoạt động chính sách, dân vận; hoạt động đối ngoại… đã được các cơ quan, đơn vị trong toàn quân triển khai thực hiện tốt.
Toàn hệ thống chính trị và nhân dân ta cũng đã có rất nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo để Ngày hội QPTD càng thêm ý nghĩa, như: Mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, tổ chức gặp mặt, thăm hỏi động viên cựu chiến binh, thanh niên xung phong, gia đình người có công; thăm các đơn vị quân đội; biểu diễn văn nghệ, dạ hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự... Thông qua đó, tinh thần cảnh giác của các tầng lớp nhân dân trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta được nâng lên rõ rệt; thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Vinh quang và tự hào 78 năm chiến đấu, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, quân đội ta đã xây đắp nên truyền thống: Trung thành vô hạn với Tổ quốc VNXHCN, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng; gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí; đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động; kỷ luật tự giác, nghiêm minh; độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công; lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan; luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống; đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình. Trong hai cuộc kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Bộ đội Cụ Hồ là những chiến sĩ hiền như đất, nhưng khi xung trận trước quân thù thì “quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu” (thơ Hồ Chủ Tịch). Ngày nay, đó là những chiến sĩ ngày đêm canh giữ bầu trời, vùng biển, hải đảo, biên giới, bảo vệ cuộc sống lao động hòa bình của nhân dân; là những “anh bộ đội mang trái tim Cụ Hồ” đến giúp đồng bào bị thiên tai lũ lụt, đến với các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, cùng với đồng bào xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi tối tăm, bệnh tật, thắp sáng những niềm tin.Kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, 33 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, cả nước hân hoan gửi trọn niềm tin yêu và lòng biết ơn “Bộ đội Cụ Hồ” Nguyễn Ích Duyệt Các tin khác
|