Tìm kiếm tin tức
Những mối nguy cơ cháy nổ trong Gia đình
Ngày cập nhật 27/09/2023
Ảnh minh hoạ

Nguyên nhân gây ra cháy nổ?

1. Cháy nổ do chập điện

Chập điện chính là nguyên nhân phổ biến trong các vụ cháy. Việc chủ quan, sử dụng tùy tiện thiết bị điện gây ra những hậu quả khôn lường. Một số nguyên nhân gây ra chập điện:

  • Sử dụng quá nhiều thiết bị điện trong một lúc. Đường dẫn điện bị quá tải, chập mạch.
  • Đường dẫn điện, thiết bị điện sử dụng đã lâu, chưa được thay thế, bảo trì thường xuyên.
  • Tự ý câu dây điện, móc thêm các thiết bị điện ngoài thiết kế ban đầu như gắn tủ lạnh, máy lạnh,…
  • Thiết bị tự ngắt (aptomat) bị hỏng, kém chất lượng, hoặc không được lắp đặt.
  • Không tắt các thiết bị điện như phích cắm điện, ấm đun nước,.. khi ra khỏi nhà. Tâm lý chủ quan, sử dụng điện lãng phí góp phần không nhỏ làm tăng hậu quả cháy nổ.

2. Cháy nổ từ thiết bị đun nấu trong gia đình

Đun nấu là việc diễn ra mỗi ngày trong các gia đình. Hiện nay, nhiều gia đình đã sử dụng bếp từ, bếp hồng ngoại vì tính an toàn, chống cháy nổ, thẩm mỹ cao, dễ dàng sử dụng của nó. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình vẫn chọn lựa bếp ga nhờ giá thành rẻ, sử dụng tiện lợi, tiết kiệm và lâu dài.

Cháy nổ do gas vẫn xảy ra hằng ngày. Nguyên nhân từ những lỗi cơ bản mà mọi người vẫn mắc phải như:

  • Không khóa van bình gas sau khi sử dụng.
  • Sử dụng các chai chứa gas không đảm bảo làm gas bị rò rỉ.
  • Sử dụng bếp gas du lịch – những bình gas nhỏ gọn nhưng vô cùng có hại.

 

Khí gas bị rò rỉ ra ngoài kết hợp với oxi trong không khí sẽ tạo thành hỗn hợp cháy. Khi gặp nhiệt độ cao, sóng từ từ điện thoại, tia lửa từ hộp quẹt,… cũng dễ dàng gây ra đám cháy.

3. Cháy nổ từ việc tích trữ các thiết bị dễ cháy

Đầu tháng 5 vừa qua, vụ cháy nổ trong căn nhà sản xuất nến ở TP. Hồ Chí Minh đã để lại những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Trước đó, trong tháng 4, cháy nổ tại cửa hàng bán bỉm tại Hà Nội gây ra những thương vong nặng nề. Đặc điểm của những vụ cháy nổ này là từ những thiết bị dễ cháy như nến, xăng trong nhà, lan sang các vật dễ cháy như bỉm, giấy,…Nhiều hộ gia đình nhà ở kết hợp với kinh doanh, sản xuất, dự trữ những nguồn nhiệt, nguồn điện không an toàn.

Vật dụng, hàng hóa bố trí không hợp lý, để gần với các nguồn nhiệt như tủ lạnh, tủ điện, ổ cắm điện. Nhiều gia đình còn tích trữ xăng, dầu khí, chất lỏng dễ cháy. Trong không khí luôn tồn tại những hợp chất gây cháy. Khi các chất này bị rò rỉ, chỉ cần tiếp xúc với nguồn điện hoặc lửa sẽ gây ra những vụ cháy nổ lớn.

4. Cháy nổ từ việc thờ cúng

Việc thờ cúng tổ tiên là việc tâm linh tất yếu của mỗi nhà. Mọi người thường thắp nhang trên bàn thờ, đốt vàng mã. Tuy nhiên, sơ ý trong việc đốt vàng mã, đốt nhang cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

  • Việc tàn nhang rơi khi thắp nhang xuống mặt bàn gỗ, không có người trông coi.
  • Đốt vàng mã gần các thiết bị dễ cháy như bình ga, xe máy,…
  • Đốt vàng mã không có đồ che chắn, nơi có gió lớn, nhiệt độ cao.

5. Cháy nổ từ xe máy

Do không gian chật chội, nhiều gia đình vẫn có thói quan để xe máy trong nhà. Việc bố trí chỗ để xe không hợp lý như: gần chỗ đun nấu, ngay cửa ra vào,… tiềm ẩn những nguy cơ cao. Nhiều vụ cháy, xe máy để chắn hết cửa nhà, lửa bén vào gây cháy, khó khăn trong việc thoát hiểm.

 

Biện pháp phòng chống cháy nổ trong gia đình

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho gia đình bạn, mọi người cần nâng cao tinh thần PCCC. Hãy bảo vệ gia đình bạn bằng cách thay đổi những thói quen sinh hoạt thường ngày.

  • Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh, từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn. Không để dây dẫn, ổ cắm sát gần các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.
  • Sử dụng thiết bị điện đúng công suất. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, khi không có người ở nhà.
  • Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy trong nhà ở.
  • Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Dùng bếp gas an toàn, cẩn thận.
  • Bố trí nơi thờ cúng hợp lý. Chỉ đốt nhang, vàng mã khi có người trông coi. Khi đốt vàng mã phải che chắn, phòng gió cuốn tàn lửa cháy lan.
  • Trước khi đi ngủ, phải kiểm tra các thiết bị điện, thiết bị gas,tắt các thiết bị điện không cần thiết.
  • Phải có ít nhất 2 lối thoát hiểm trong nhà. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan-can nhà cao tầng. Nếu lắp thì phải có cửa chốt trong và không được khóa.
  • Nâng cao cảnh giác phòng chống cháy nổ. Ghi nhớ những kiến thức về thoát hiểm cần thiết. Lắp các thiết bị báo cháy, báo khói.

Khi xảy ra cháy

  • Không sử dụng nước để dập lửa phát ra từ xăng, dầu vì các chất trên nhẹ hơn nước nên sẽ khiến ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, khó khống chế.
  • Mỗi gia đình nên trang bị bình xịt cứu hỏa, mặt nạ phòng độc, dây thoát hiểm,… đề phòng trường hợp có cháy xảy ra. Đối với những nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà sâu trong ngõ hẻm, nên trang bị dây thoát hiểm tự động để thoát nạn kịp thời. Đây là những nơi cứu hỏa khó tiếp cận nhanh, khó khăn trong việc cứu hộ.

 

Thu Phương - Sưu tầm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.280.335
Truy câp hiện tại 2.826