Tìm kiếm tin tức
Chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh cuối vụ Hè Thu 2019
Ngày cập nhật 06/08/2019
Ảnh minh hoạ

Ngày  01 tháng  8  năm 2019 Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Trà đã ban hành Công văn số 1989 /UBND về chỉ đạo tăng cường chỉ đạo phòng trừ  sâu bệnh cuối  vụ Hè Thu 2019

Vụ Hè Thu 2019, toàn thị xã gieo cấy khoảng 3.009 ha lúa, cơ cấu chủ yếu giống lúa Khang dân, HT1, Nếp, ... hiện nay lúa trổ cơ bản xong (còn khoảng hơn 100ha chuẩn bị trổ ở Hương phong, Hương Vân,...). Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, đến thời điểm này có một số đối tượng sâu bệnh gây hại như: bệnh lem lép hạt gây hại khoảng 900ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5- 10%, nơi cao 10- 20%, cục bộ có ruộng 30- 50% (chủ yếu do thời tiết nắng nóng); nhện gié gây hại khoảng 700ha, tỷ lệ phổ biến 5- 10, nơi cao 20- 30%; bệnh khô vằn gây hại trên diện rộng, khoảng 1.000ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5- 10%, các ruộng gieo sạ dày, tỷ lệ bệnh 10- 20%; rầy nâu đang gây hại nhẹ, mật độ phổ biến thấp 500- 1.000 con/m2, cục bộ nơi cao 1.000- 2.000con/m2 (Hương Phong, Hương An,...), chủ yếu trưởng thành, trứng; sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ rải rác,...

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế cuối tháng 7 và trong tháng 8/2019 thời tiết có khả năng chịu ảnh hưởng của dải áp thấp nơi phía tây thiết lập và gió mùa Tây nam gây hiệu ứng Phơn nên thời tiết tiếp tục có nắng nóng gay gắt trên diện rộng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sinh vật gây hại trên đồng ruộng như bệnh lem lép hạt, nhện gié, đặc biệt là rầy nâu sẽ tiếp tục nở và gây hại trên diện rộng nếu không tích cực chủ động kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ.

Để chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết và tổ chức phòng trừ tốt sâu bệnh hại lúa trong thời gian tới, UBND thị xã yêu cầu thực hiện một số nội dung sau:

- Giai đoạn lúa trổ- chín, khuyến cáo nông dân duy trì đủ nước cho cây lúa đến trước thu hoạch 7 ngày nhằm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện nắng nóng đến quá trính trổ - chín làm gia tăng tỷ lệ lem lép hạt lúa.

- Tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng để phát hiện phòng trừ rầy nâu khi mật độ cao trên 1.500 con/m2 (2- 3con/dảnh lúa) bằng các loại thuốc như Chess 50WG, Cheestar 50WG, Sagometro 50WG,... Sau phun 3- 5 ngày kiểm tra lại, nếu rầy tiếp tục nở, mật độ còn cao cần phun lại lần 2 bằng các loại thuốc: Applaud-Bass 27BTN, Bassa 50EC, Vibasa 50EC, … . hoặc trộn Bassa 50EC, Vibasa 50EC,... với cát và dầu để vải ở dưới gốc, trên phun các loại thuốc như Chess 50WG, Cheestar 50WG,....

- Đối với diện tích lúa trà muộn đang trổ, theo dõi để phun phòng bệnh lem lép khi lúa vừa trổ xong (sau phun 1:7 ngày) bằng các loại thuốc như Tilt super 300EC, Nevo 300EC, Nativo 70WP, Vivil 5SC, Anvil 5SC, … nhằm hạn chế bệnh phát sinh phát triển gây hại nặng làm ảnh hưởng đến năng suất.

- Các đối tượng khác như nhện gié, bệnh khô vằn,... tùy theo tình hình thực tế đồng ruộng để phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Để thực hiện công tác phòng trừu sâu bệnh đạt hiệu quả, UBND thị xã yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã, Giám đốc các HTXNN chỉ đạo chặt chẽ, không được chủ quan để dịch hại phát sinh mạnh, đặc biệt không để cháy rầy cuối vụ làm giảm năng suất sản lượng lúa vụ Hè Thu 2019.

Diệu Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 11.595.262
Truy câp hiện tại 312