Tìm kiếm tin tức
Triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2021
Ngày cập nhật 28/01/2021

Ngày 15 tháng 01năm 2021, Ban chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm thị xã Hương Trà đã xây dựng Kế hoạch số 146/KH-BCĐ về triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2021.

Mục tiêu chung của kế hoạch: Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; Nâng cao hiệu lực các văn bản pháp quy của nhà nước; Góp phần khống chế các dịch bệnh đường tiêu hoá.

Theo đó mục tiêu cụ thể:

- Trên 80% các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thị xã được kiểm tra định kỳ về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý.

- Trên 75% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do thị xã quản lý được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP (đối tượng thuộc diện cấp giấy).

- 100% các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thị xã được điều tra và xử lý kịp thời.

- Đảm bảo các lễ hội tập trung ăn đông người diễn ra trên địa bàn thị xã được giám sát, hướng dẫn.

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trên địa bàn thị xã dưới nhiều hình thức.

Đồng thời, ban chỉ đạo cũng đã đề ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả kế hoạch như sau:

- Tập huấn cập nhật kiến thức về các quy định của pháp luật về VSATTP cho cán bộ y tế cơ sở và mạng lưới cộng tác viên, y tế thôn, tổ.

- Tổ chức tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2021.

- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục, nâng cao kiến thức về VSATTP cho nhân dân.

- Thành lập đoàn và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ.   

- Giám sát, hướng dẫn VSATTP tại các lễ hội tập trung ăn đông người.

- Giám sát và xử lý kịp thời các vụ ngộ độc thức ăn.

- Thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở theo phân cấp quản lý.

Các hoạt động cụ thể:

1. Công tác chỉ đạo:

- Kiện toàn Ban chỉ đạo VSATTP theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong việc chỉ đạo, giám sát công tác triển khai thực hiện.

- Ban chỉ đạo chương trình VSATTP thị xã xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2021.

- Ban chỉ đạo chương trình VSATTP các xã, phường xây dựng và triển khai các kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2021 tại địa phương.

2. Công tác thông tin, truyền thông giáo dục:

- Đài truyền thanh thị xã căn cứ hoạt động trong năm, phát sóng các nội dung đảm bảo ATTP theo từng chủ đề phù hợp với nội dung hoạt động; Phòng Y tế, Trung tâm Y tế phối hợp với các phòng, ban ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền VSATTP dưới nhiều hình thức.

- Huy động vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm triển khai chương trình phối hợp giữa Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã.

- Tuyến xã, phường: Huy động hệ thống loa truyền thanh ở xã, phường trong công tác truyên truyền, hướng dẫn nhân dân về nội dung đảm bảo VSATTP.

- Nội dung tuyên truyền:

+ Tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về VSATTP thường xuyên trong năm, tập trung cao điểm trong dịp Tết cổ truyền, tháng hành động, Tết Trung thu và các dịp lễ hội tại địa phương.

+ Làm rõ vai trò trách nhiệm của UBND các cấp, của người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm chất lượng VSATTP theo quy định hiện hành.

+ Tùy theo đặc điểm từng vùng miền, xây dựng các chủ đề phù hợp, thực tế nguy cơ tình hình an toàn thực phẩm tại địa bàn như tại các vùng núi cần tuyên truyền về phòng ngừa ngộ độc nấm độc; tuyệt đối không ăn nấm mọc hoang dã, nấm lạ, nấm non chưa đầy đủ hình dạng để nhận diện, nấm mọc trên những thân cây độc. Tại các vùng biển không ăn cá nóc, không uống các loại rượu ngâm không rõ nguồn gốc.

3. Hoạt động kiểm tra, giám sát:

- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP tại các tuyến từ đầu năm 2021, tổ chức kiểm tra liên ngành định kỳ các đợt Tết Nguyên đán, Tháng hành động, Tết Trung thu và đột xuất khi có yêu cầu.

- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện các quy định về VSATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn được phân cấp quản lý. Cần chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiêu thụ lớn tại thời điểm kiểm tra, chú ý các cơ sở sản xuất thủ công, nhỏ lẻ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

4. Công tác giám sát bữa ăn đông người, phòng ngừa và xử lý ngộ độc:

- Công tác quản lý, giám sát bữa ăn đông người, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và phối hợp điều tra ngộ độc thực phẩm thực hiện Công văn số 1232/SYT-NVY ngày 16/9/2011 và Quy chế số 62/QC-SYT ngày 16/01/2017 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Phòng ngừa và xử lý ngộ độc thực phẩm:

+ Tổ chức triển khai các biện pháp giám sát, phát hiện kịp thời, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực thẩm theo đúng quy trình.

+ Khi có ngộ độc thực phẩm: Tổ chức cấp cứu, điều trị, điều tra nguyên nhân, xử lý và báo cáo ngộ độc thực phẩm theo quy định.

5. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố:

- Thống kê và quản lý tất cả các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về VSATTP.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Tập huấn, cấp giấy chứng nhận:

- Tổ chức tập huấn củng cố kiến thức cho các bộ y tế cơ sở trong công tác triển khai hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổ chức tập huấn kiến thức VSATTP các các cá nhân, tổ chức các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, các bếp ăn tập thể có nhu cầu.

- Hướng dẫn, thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở theo quy định.

7. Thống kê, báo cáo:

- Báo cáo định kỳ: Hàng quý các đơn vị báo cáo tổng hợp kết quả bằng văn bản về Ban chỉ đạo thị xã (qua Trung tâm Y tế thị xã) trước ngày 05 của tháng đầu quý   để tổng hợp báo cáo UBND thị xã, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh.

- Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

Đơn vị tổ chức triển khai được phân công cụ thể:

1. Cơ quan chủ trì:

- Ủy ban nhân dân thị xã, Ủy ban nhân dân các xã, phường.

- Phòng Y tế, Trung tâm Y tế thị xã, TrạmY tế xã, phường là cơ quan thường trực.

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

2. Cơ quan phối hợp:

- Phòng Kinh tế, Công an, Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh.

Diệu Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.284.300
Truy câp hiện tại 4.291