Tìm kiếm tin tức
Tạo môi trường phát triển lành mạnh
Ngày cập nhật 14/06/2019

Trong CPI có đến 10 chỉ số thành phần, gồm: Gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, tính minh bạch, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Vì sao là một trong những địa phương đi đầu trong cải cách hành chính, nhưng chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chưa tương xứng. Tỉnh cần xem lại các thành tố còn yếu như tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng… Đó là câu hỏi và cũng là gợi mở của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế tại buổi làm việc ngày 10/6 về kinh tế - xã hội và định hướng phát triển thời gian tới.

Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI ) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hợp tác xây dựng từ năm 2005 để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Thông qua bảng xếp hạng PCI  hàng năm là sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp đối với những nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền, nên đây là bộ chỉ báo tin cậy và khách quan về chất lượng điều hành cấp tỉnh của các địa phương.

Trong CPI có đến 10 chỉ số thành phần, gồm: Gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, tính minh bạch, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Đối chiếu với các chỉ số trên, thời gian qua Thừa Thiên Huế đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp trong đầu tư, phát triển. Chẳng hạn, chỉ riêng đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh vào hoạt động đã tác động tích cực đến nhiều chỉ số như: tạo tính công khai minh bạch, giảm chi phí thời gian, hạn chế tiêu cực… Tỉnh cũng triển khai xây dựng và công bố thường niên Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở ngành, huyện và thành phố (DDCI) để giám sát hiệu quả và nâng cao được trách nhiệm giải trình của lãnh đạo các sở ngành, huyện thị đối với hoạt động của các đơn vị mà họ phụ trách. Những nỗ lực đó đã góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Thực tế, có những năm (2010, 2011, 2013, 2014) Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm có chất lượng điều hành tốt, khá. Vài năm gần đây, tuy điểm số PCI vẫn tăng nhưng vị thứ trên bảng xếp hạng PCI quốc gia của tỉnh lại giảm. Năm 2015 xếp 29/63, năm 2016 xếp 23/63 thuộc nhóm trung bình khá và đến năm 2017 xếp 29/63, năm 2018 xếp 30/63 thuộc nhóm trung bình. Điều này vừa ghi nhận nỗ lực của chính quyền, vừa chỉ ra sự nỗ lực của chúng ta vẫn chưa bằng các địa phương khác. Đây cũng là điều trăn trở lớn của lãnh đạo tỉnh thời gian qua.

Để tạo bước đột phá, ngày 10/6 vừa qua, UBND tỉnh ban hành kế hoạch về việc nâng hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện vị trí xếp hạng PCI của tỉnh thuộc vào “Nhóm tốt” hoặc nhóm trên của “Nhóm khá”. Đồng thời, UBND tỉnh cũng ban hành kế hoạch triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở ban ngành và địa phương năm 2019. Cùng với đó, việc đưa Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh vào hoạt động sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn. Đây là những bước đi cụ thể, vừa góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, vừa tạo tiền đề phát triển trong tương lai.

Theo baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.310.031
Truy câp hiện tại 3.299