Tìm kiếm tin tức
Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà
Ngày cập nhật 21/06/2021

Ngày 15/6/2021,Ban chỉ đọ phòng chống dịch bệnh Covid – 19 tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Công văn số 2203/BCĐ-YT về việc hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú đối với người đến/ở/về từ vùng dịch và F2

Theo đó, Ban chỉ đạo hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với người đến/ở/về từ vùng dịch như sau:

 

1. Đối tượng cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú

- Các trường hợp tiếp xúc gần với F1 (F2).

- Người đã đến/ở/về từ các xã/phường/thị trấn hoặc quận/huyện có điểm dịch chưa qua 28 ngày theo thông báo của BYT và theo quy định của Ban chỉ đạo COVID-19 tỉnh.

2. Thời gian cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm

2.1. Đối với trường hợp F2: Cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F1 hoặc ngày tiếp xúc điều tra dịch tễ. Lấy mẫu xét nghiệm PCR tối thiểu 3 lần: ngày thứ 1, thứ 7 và thứ 14.

2.2. Đối với người đến/ở/về từ vùng dịch:

- Đối với người đến/ở/về từ các xã/phường/thị trấn hoặc quận/huyện có điểm dịch chưa qua 28 ngày theo thông báo của BYT và theo quy định của Ban chỉ đạo COVID-19 tỉnh: Cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày rời vùng dịch hoặc ngày tiếp xúc điều tra dịch tễ. Lấy mẫu xét nghiệm PCR tối thiểu 3 lần: ngày thứ 1, thứ 7 và thứ 14.

- Đối với người đến/ở/về từ vùng dịch hiện đang cách ly tập trung (ngoại trừ đối tượng F1, các điểm thông báo khẩn của BYT, các vùng đang phong tỏa theo Chỉ thị 16/TTg, đến/ở/về từ thành phố Hồ Chí Minh):

+ Trường hợp đang cách ly tập trung chưa đủ 14 ngày: tiếp tục cách ly tập trung đủ 14 ngày, đảm bảo lấy mẫu xét nghiệm PCR theo quy định (ngày 1- ngày 7 -ngày 14). Kết thúc cách ly tập trung nếu kết quả xét nghiệm PCR ngày thứ 14 âm tính. Tiếp tục giám sát y tế tại nhà đủ 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối/rời vùng dịch và lấy mẫu vào ngày thứ 20.

+ Trường hợp đang cách ly tập trung quá 14 ngày: lấy mẫu xét nghiệm PCR và kết thúc cách ly tập trung nếu kết quả xét nghiệm âm tính. Nếu lần gần nhất lấy mẫu PCR có kết quả âm tính trong vòng 72h thì không cần lấy mẫu xét nghiệm nữa. Tiếp tục giám sát y tế tại nhà đủ 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối/rời vùng dịch và lấy mẫu vào ngày thứ 20.

Lưu ý: Các khu cách ly tập trung (T3, T4) sắp xếp thứ tự các đối tượng, lên kế hoạch, thông báo trước cho địa phương để chủ động thẩm định nhà ở, nơi lưu trú đảm bảo đủ điều kiện theo quy định và đón công dân về tiếp tục cách ly.

 

3. Yêu cầu về phòng ở của người được cách ly

- Tốt nhất là ở phòng riêng, nếu không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình hoặc trong cùng nơi ở, nơi lưu trú ít nhất 2 mét và xa khu sinh hoạt chung.

- Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa nhiệt độ, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng.

- Nếu có điều kiện nên chọn phòng ở cuối dãy, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại.

- Có nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nước sạch.

- Có thùng rác có nắp đậy.

* Lưu ý: Nếu nhà ở/nơi lưu trú không đủ điều kiện theo quy định và đối tượng cách ly không tuân thủ quy định cách ly tại nhà/nơi lưu trú thì chuyển cách ly tập trung tối thiểu 14 ngày và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm PCR (ngày 1- ngày 7- ngày 14). Các cơ sở cách ly tập trung cần bố trí khu vực dành riêng để cách ly cho người đi từ vùng dịch về thuộc diện cách ly 14 ngày.

4. Tổ chức thực hiện cách ly

4.1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có người được cách ly

- Tiến hành thẩm định nhà ở/cơ sở lưu trú-nơi thực hiện cách ly, đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện việc cách ly tại nhà/nơi lưu trú.

- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cấp xã/phường/thị trấn ra quyết định áp dụng biện pháp cách ly tại nhà và cấp giấy xác nhận đã hoàn thành cách ly y tế đối với người được cách ly.

- Chỉ đạo, tổ chức, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly, giao nhiệm vụ cho tổ phòng chống dịch cộng đồng theo dõi giám sát người được cách ly.

- Hỗ trợ nguồn lực để đảm bảo việc thực hiện cách ly theo quy định.

- Tổ chức tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly.

- Tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ người được cách ly để họ yên tâm thực hiện việc cách ly.

- Cung cấp số điện thoại đường dây nóng của địa phương để người được cách ly liên hệ khi cần thiết.

4.2. Tổ phòng chống dịch cộng đồng

- Tổ trưởng Tổ phòng chống dịch cộng đồng chịu trách nhiệm về việc giám sát, nhắc nhở người đang cách ly y tế thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch. Đảm bảo người đang cách ly y tế không được ra khỏi nhà, nơi lưu trú.

- Thông báo yêu cầu, mục đích, thời gian của việc cách ly cho người được cách ly và gia đình hoặc người quản lý nơi lưu trú; vận động tạo sự đồng thuận, tình nguyện thực hiện.

- Tiến hành các thủ tục ký cam kết thực hiện các biện pháp cách ly y tế tại nhà với người được cách ly y tế,

- Cung cấp số điện thoại của cơ quan y tế cho người được cách ly và gia đình, người quản lý nơi lưu trú để liên hệ khi cần thiết.

- Hàng ngày đo thân nhiệt cho người được cách ly. Ghi chép kết quả giám sát vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. Báo cáo cho Trạm y tế cấp xã để báo cáo Trung tâm y tế cấp huyện.

- Hướng dẫn Ban quản lý/người quản lý/chủ hộ, thành viên trong gia đình người được cách ly cách thức khử trùng nơi ở như: lau nền nhà, bề mặt các vật dụng, tay nắm cửa ở nơi cách ly bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng.

- Hướng dẫn người được cách ly thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi hoặc thùng đựng rác thải để gọn vào góc phòng của người được cách ly. Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì các vật dụng trên được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Hết thời gian cách ly, nếu người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì người cách ly thu gom các vật dụng trên và xử lý như rác thải thông thường.

- Hướng dẫn và phát tờ rơi khuyến cáo phòng bệnh cho Ban quản lý/người quản lý/chủ hộ nơi ở, nơi lưu trú và người được cách ly thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.

- Báo cáo ngay cho Trạm Y tế và chính quyền địa phương, phối hợp chuyển người được cách ly có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở trong quá trình theo dõi đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

- Ứng xử tận tình, chia sẻ, động viên và giúp đỡ người được cách ly khi thực hiện nhiệm vụ, tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng cho người cách ly trong suốt quá trình theo dõi.

- Báo cáo với cơ quan thẩm quyền và phối hợp tổ chức cưỡng chế cách ly nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.

4.3. Trạm Y tế xã/phường/thị trấn

- Thường xuyên liên hệ với Tổ phòng chống dịch cộng đồng để nắm tình hình sức khỏe của người được cách ly. Báo cáo ngay cho y tế tuyến trên và chính quyền địa phương, phối hợp chuyển người được cách ly có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở trong quá trình theo dõi đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

- Hướng dẫn cho Tổ phòng chống dịch cộng đồng các kiến thức cơ bản về phòng, chống COVID-19, giám sát sức khỏe của người được cách ly, xử lý thu gom rác thải… để hướng dẫn cho người được cách ly.

- Theo dõi và thông báo cho TTYT cấp huyện lấy mẫu đúng ngày theo quy định.

- Báo cáo hằng ngày theo dõi cách ly y tế cho Trung tâm Y tế cấp huyện.

- Báo cáo kết quả cuối cùng cho y tế huyện và chính quyền địa phương ngay sau khi kết thúc thời gian cách ly.

4.4. Người được cách ly

- Chấp hành việc tự cách ly tại nơi ở, nơi lưu trú đúng thời gian quy định và có cam kết với chính quyền địa phương (Mẫu kèm theo).

- Tự đo thân nhiệt và tự theo dõi sức khỏe hàng ngày. Ghi lại kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. Thông báo hàng ngày cho nhân viên y tế cấp xã về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.

- Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở.

- Hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác;

- Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt...

- Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng để xử lý theo quy định.

- Không ăn chung, không ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.

- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.

4.5. Thành viên trong hộ gia đình, nơi ở, nơi lưu trú

- Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.

- Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng.

- Cung cấp xuất ăn riêng cho người được cách ly.

- Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã, chính quyền địa phương sở tại khi người được cách ly tự ý rời khỏi khu cách ly hoặc có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở…

- Không tổ chức liên hoan ăn uống, hoạt động đông người tại nơi ở, nơi lưu trú.

- Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.

 

 

Viết Xuân
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.042.257
Truy câp hiện tại 2.482