Tìm kiếm tin tức
Hướng dẫn biệp pháp phục hồi cây ăn quả có múi sau bão lụt
Ngày cập nhật 10/12/2020

Do ảnh hưởng của lũ lụt từ ngày 6-12/10/2020, cơn bão số 9 vào ngày 28/10/2020 đã làm thiệt hại lớn đối với cây ăn quả. Qua thống kê, trên địa bàn thị xã Hương Trà diện tích cây ăn quả bị ngập lụt khoảng 197ha, trong đó diện tích bị chết trên 70% khoảng 127ha, diện tích bị chết một phần, gẫy đổ, bật gốc khoảng 70ha.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hương Trà hướng dẫn bà con nhân dân thực hiện một số biện pháp kỹ thuật để phục hồi cây ăn quả có múi sau bão lụt như sau:

1. Đối với vườn cây bị chết cành, rụng lá

a. Trường hợp cây còn khả năng phục hồi (còn cành sống, trên cành còn lá, rễ bị hại nhưng rễ chính vẫn còn sống) áp dụng ngay các biện pháp xử lý sau:

Bước 1: Vệ sinh toàn bộ vườn cây

- Cắt bỏ toàn bộ cành bị khô, chết.

+ Đối với cây bị hại nhẹ: còn nguyên vẹn cành, lá hoặc có rất ít cành bị chết (<1/3 tán cây phía dưới): Chỉ cắt bỏ cành chết, sau khi cây phục hồi mới tỉa cành tạo tán.

+ Đối với cây bị hại trung bình (có số cành phía dưới bị chết từ 1/3-2/3): Cắt bỏ toàn bộ cành chết và cành bên dưới, để lại phần tán trên ngọn, sau khi cành bên hồi phục sẽ tạo lại toàn bộ tán cây.

+ Đối với cây bị hại rất nặng (có bộ tán còn lại <1/3 cành phía trên): Cắt bỏ toàn bộ cành chiết và cành không còn lá, để lại các cành còn lá, sau khi cây hồi phục sẽ tiến hành tạo lại bộ tán. Trong trường hợp những cây không thể phục hồi được thì mới phải trồng dặm thay thế.

- Vệ sinh vùng gốc cây, vườn cây

+ Xới phá váng mặt đất xung quanh gốc cây (độ sâu 3-5cm tùy theo mức độ nông sâu của phần đất phủ lên gốc) và vùng rễ cây.

+ Đào hoặc khơi thêm rãnh thoát nước trong vườn.

+ Rắc vôi bột vào vùng rễ cây.

Bước 2: Xử lý nguồn bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật và phục hồi bộ rễ.

- Xử lý nguồn bệnh trên cây: Phun phủ toàn bộ vết cắt và tán cây bằng các thuốc chứa hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl hoặc Difenoconazol hoặc Azoxystrobin. Lượng dùng và nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Xử lý nguồn bệnh vùng rễ cây: Xử lý gốc bằng thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh chứa hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl hoặc Dimethomotph hoặc Fosetyl Aluminium với lượng theo khuyến cáo. Có thể trộn thuốc với cát hoặc đất bột để rắc vào gốc hoặc pha thuốc để tưới với lượng nước từ 3-5 lít/gốc tùy thuộc kích thước cây.

Bước 3: Phục hồi bộ rễ

Sau xử lý gốc 7-10 ngày, sử dụng chế phẩm có chứa Humic + Chế phẩm sinh học (Trichoderma) bón hoặc phun vào gốc để kích thích ra rễ. Đồng thời có thể phun bổ sung phân bón lá có đủ các yếu tố vi lượng (lưu ý không phun sớm phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng).

Bước 4: Dưỡng cây sau hồi phục

Khi bộ rễ đã hồi phục hoàn toàn, kiểm tra thấy có rễ tơ trắng thì bón cân đối phân NPK.

b. Trường hợp cây bị hại nặng, toàn bộ lá bị rụng, cành bị chết: Đào bỏ cây chết đem tiêu hủy, xử lý đất và trồng lại.

2. Đối với vườn cây bị đổ nghiêng

Tiến hành khôi phục vườn cây theo 4 bước sau:

Bước 1: Dựng thẳng gốc cây, dùng cọc chống để cây không bị nghiêng trở lại. Cắt bỏ toàn bộ cành, lá già, chết, phần tán lá còn non. Nếu cây đang mang quả cần cắt bỏ hết phần quả trên cây để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Xử lý vôi bột hoặc thuốc sát khuẩn bằng Booc-đô hoặc các thuốc bảo vệ thực vật chứa gốc đồng tại vết cắt.

Bước 2+3+4: Áp dụng như trường hợp 1.

Diệu Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 12.290.635
Truy câp hiện tại 833