Tìm kiếm tin tức
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Ngày cập nhật 17/07/2020
Ảnh minh hoạ

Quyết định số 1868/QĐ-UBND ngày 03/9/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà đến năm 2020, định hướng đến năm 2030n năm 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1868/QĐ-UBND

Huế, ngày  03  tháng  9  năm 2009 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

        Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

        Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

        Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

        Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

        Căn cứ Quyết định số 2989/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh về việc quy định phân công, phân cấp và uỷ quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

        Căn cứ Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế và dự toán khảo sát xây dựng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tứ Hạ huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế;

        Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Văn bản thẩm định số 777/TĐ-SXD ngày 11 tháng 8 năm 2009,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

        Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

        1. Phạm vi nghiên cứu: Khu vực quy hoạch bao gồm thị trấn Tứ Hạ và phần mở rộng thuộc các xã: Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế được giới hạn như sau:

        a) Phía Bắc giáp: sông Bồ, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền.

        b) Phía Nam giáp: thôn Thanh Khê (đến ranh giới đường dây 500Kv và đập chứa nước hồ Thọ Sơn), xã Hương Xuân, xã Hương Chữ.

        c) Phía Đông giáp: sông Bồ và xã Hương Toàn, huyện Hương Trà.

        d) Phía Tây giáp: sông Bồ, xã Phong An, huyện Phong Điền; các thôn Long Khê, Sơn Công, xã Hương Vân; thôn Văn Xá (đến ranh giới mỏ đá nhà máy xi măng Luks), xã Hương Văn.

        2. Tính chất: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện Hương Trà; là đô thị thuộc cụm đô thị động lực mà thành phố Huế là hạt nhân, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp, đào tạo nghề, thương mại, nông lâm, thủy sản; là vùng sẽ được đầu tư xây dựng để trở thành khu vực nội thị của thị xã Hương Trà trong thời gian tới.

        3. Quy mô:

        a) Quy mô dân số:

        - Tổng dân số thị trấn Tứ Hạ hiện trạng năm 2008: 8.038 người;

        - Tổng dân số thị trấn Tứ Hạ và phần mở rộng năm 2008: 35.000 người;

        - Đến năm 2015: khoảng 50.000 người;

        - Đến năm 2020: khoảng 55.000 người;

        - Đến năm 2030: khoảng 70.000 người.

        b) Quy mô đất đai:

        - Tổng diện tích đất tự nhiên thị trấn Tứ Hạ năm 2008 là 845,4 ha; trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 405,0 ha.

        - Tổng diện tích đất tự nhiên thị trấn Tứ Hạ và phần mở rộng năm 2008 là 3.050 ha.

        - Tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2015 là 3.050 ha trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.200 ha.

        - Tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2020 là 3.050 ha trong đó xây dựng đô thị khoảng 1.900 ha.

        - Tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2030 là 3.050 ha trong đó xây dựng đô thị khoảng 3.050 ha.

        4.  Định hướng phát triển không gian:

        a) Chọn đất và hướng phát triển:

        - Phát triển không gian thị trấn Tứ Hạ theo hướng hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp; khai thác hiệu quả các quỹ đất hiện có, dọc trên các tuyến giao thông quốc gia, tuyến đường phía Tây thành phố Huế; phát triển mở rộng về phía Đông, Đông Nam, Nam và Tây Bắc thuộc các xã Hương Văn, Hương Xuân, Hương Vân trên các diện tích thuận lợi cho xây dựng đô thị; phát triển quỹ đất không được ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, đảm bảo các tiêu chí của đô thị bền vững.

        - Ưu tiên quỹ đất cho các khu chức năng tạo động lực phát triển của đô thị bao gồm: Khu trung tâm đô thị; các khu đô thị mới; các khu dịch vụ đô thị, dịch vụ công nghiệp, đào tạo nghề; du lịch nghỉ dưỡng và các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

        b) Cơ cấu sử dụng đất:

Stt

Loại đất

Khu A (ha)

Khu B (ha)

Khu C (ha)

Khu D (ha)

Khu E (ha)

Khu F (ha)

Khu vực quy hoạch

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Chỉ tiêu

(m2/ng)

A

Đất XD đô thị

410,0

353,6

539,1

318,0

230,4

367,1

2218,2

72,7

317

I

Đất dân dụng

319,2

226,1

459,1

288,4

184,8

265,9

1743,5

57,2

249

1

Đất các đơn vị ở

187,5

87,4

247,5

144,5

99,8

186,5

953,2

31,3

136

2

Đất công trình công cộng

2,9

22,2

14,5

5,0

3,5

5,3

53,4

1,8

8

3

Đất cây xanh-TDTT

71,4

28,2

82,9

59,5

54,1

19,7

315,8

10,4

45

4

Đất giao thông nội thị

57,4

88,3

114,2

79,4

27,4

54,4

421,1

13,7

60

II

Đất ngoài dân dụng

90,8

127,5

80,0

29,6

45,6

101,2

474,7

15,5

68

1

Đất CN-TTCN, kho tàng, bến bãi

4,1

103,8

8,7

 

3,2

71,2

191,0

6,3

27

2

Đất CT sự nghiệp, trụ sở, trường CN

18,7

4,3

7,2

2,9

2,1

7,6

42,8

1,4

6

3

Đất DV du lịch

41,2

4,6

44,1

10,1

10,8

9,7

120,5

4,0

17

4

Đất tôn giáo, di tích lịch sử, VH

1,0

0,3

1,5

3,0

 

 

5,8

0,2

1

5

Đất giao thông đối ngoại

25,8

14,5

18,5

13,6

29,5

12,7

114,6

3,6

16

B

Đất khác

235,6

27,3

28,5

171,6

227,4

141,4

831,8

 27,3

 

1

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

11,9

 

 

 

 

 

11,9

 0,4

 

2

Đất sông suối, mặt nước, CX

72,8

18,7

28,5

54,8

26,9

7,4

209,1

 6,9

 

3

Đất lâm nghiệp

127,4

 

 

 

56,4

29,3

213,1

 7,0

 

4

Đất N. nghiệp

23,5

8,6

 

116,8

64,5

56,0

269,4

 8,8

 

5

Đất dự trữ phát triển

 

 

 

 

79,6

48,7

128,3

 4,2

 

Tổng diện tích quy hoạch

645,6

380,9

567,6

489,6

457,8

508,5

3.050

100,0

 

 

        c) Phân khu chức năng:

        - Trung tâm hành chính: Trung tâm hành chính cấp huyện và thị trấn hiện nay có quy mô nhỏ, nằm dọc quốc lộ 1A; trong giai đoạn ngắn hạn vẫn sử dụng và được chỉnh trang, nâng cấp; trong giai đoạn dài hạn xây dựng khu trung tâm hành chính tại vị trí giữa hồ cá và bệnh viện đa khoa, diện tích 4,6ha. Trụ sở UBND huyện và Huyện ủy vẫn giữ nguyên vị trí theo hiện trạng. Trung tâm thị trấn và trung tâm các xã thuộc khu vực quy hoạch sẽ trở thành trung tâm của các khu vực.

        - Trung tâm văn hóa: Xây dựng các tổ hợp công trình văn hóa mới của huyện và thị trấn, với quy mô khoảng 4ha, phân thành 2 khu vực:

          + Cụm nhà văn hóa trung tâm, rạp chiếu phim được bố trí tại vị trí sân vận động hiện tại, có diện tích 1,9ha.

+ Cụm thư viện, bảo tàng được bố trí tại vị trí bên cạnh đài tưởng niệm của thị trấn đối diện trường THPT Hương Trà, diện tích 2,1 ha.

        - Trung tâm TDTT: bao gồm sân vận động trung tâm, nhà thi đấu, khu bể bơi và các công trình thể thao khác có quy mô đạt tiêu chuẩn quốc gia, được bố trí tại khu vực lò gạch hiện trạng (thuộc khu 1 và khu 2), có tổng diện tích 30,0 ha; trong đó, sân vận động trung tâm có diện tích 20,0 ha. Tại các khu vực đều bố trí một quỹ đất thích hợp để xây dựng các công trình thể dục thể thao.

        - Trung tâm giáo dục đào tạo: Các trường phổ thông bố trí phân tán theo từng khu vực. Giữ nguyên vị trí và quy mô các trường dạy nghề hiện có. Xây dựng trung tâm dạy nghề mới cấp tỉnh và một số trường đại học - cao đẳng đặc thù, tạo quỹ đất dự kiến phát triển một số trường đại học phù hợp.

        - Trung tâm y tế: được đặt tại vị trí hiện trạng, mở rộng quy mô và bổ sung các chức năng còn thiếu nhằm hình thành trung tâm y tế chuyên khoa cấp tỉnh, có diện tích 5,1ha. Xây dựng hệ thống trạm y tế cấp cơ sở phục vụ sơ cứu tại các khu đô thị.

        - Trung tâm thương mại và dịch vụ: Bao gồm trung tâm thương mại, chợ, khách sạn, các khu vui chơi giải trí. Phát triển theo mô hình phân tán, chủ yếu bám dọc theo các tuyến trục chính đô thị, tuyến quốc lộ 1A, tuyến đường phía Tây thành phố Huế, tỉnh lộ 8A, ...; tập trung tại các giao lộ lớn, thuận lợi giao thương hàng hóa. Chợ trung tâm thị trấn được giữ nguyên vị trí như hiện trạng, chỉnh trang, nâng cấp và mở rộng về quy mô đạt điện tích 1,1ha.

        - Trung tâm du lịch và dịch vụ du lịch: Được xây dựng tại khu vực bán đảo của thôn Thanh Lương, khai thác giá trị cảnh quan của sông Bồ và kết hợp với các khu ở cao cấp. Dịch vụ du lịch sinh thái, được tổ chức tại khu vực đồi núi rừng trồng phía Tây, vùng bàu nước thuộc thôn Hạ Tháp (kết hợp với di tích tháp đôi Liễu Cốc và bảo tàng Chăm Pa), thôn Xuân Đài và khu vực rừng trồng tiếp giáp hồ Thọ Sơn. Kết hợp trồng, phát triển các loại cây đặc thù và phát triển du lịch tham quan, sinh thái và nghỉ dưỡng.

        d) Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

        - Phát triển đô thị dựa theo các yếu tố địa hình tự nhiên phân thành các tuyến, dải chức năng, mở rộng không gian đô thị về phía Nam, phía Đông - Nam. Không gian đô thị được hình thành trên cơ sở khai thác lợi thế hệ thống các tuyến giao thông, mặt nước (kênh, mương, ao hồ) kết hợp với các giải pháp kỹ thuật đô thị, đặc biết là giải pháp thoát nước tự nhiên trên nền địa hình hiện nay. Khu vực dọc Quốc lộ 1A (trục chính xương sống của thị trấn Tứ Hạ, kết nối các khu đô thị và các khu chức năng) tổ hợp công trình dịch vụ thương mại, các khu văn phòng,… được bố trí thành từng cụm dọc hai bên đường tạo bộ mặt đô thị. Các trục đường nội bộ chạy vuông góc tạo thành các khoảng mở hướng ra sông Bồ. Khai thác tối đa giá trị cảnh quan dọc sông Bồ, khuyến khích phát triển các khu ở cao cấp, loại hình nhà ở có vườn và các loại hình dịch vụ nhỏ đặc trưng của địa phương. Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại dọc theo trục đường phía Tây Huế. Khu vực từ đường Tây Huế đến ranh giới phía Tây thị trấn hạn chế phát triển dân cư, ưu tiên xây dựng khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại đầu mối, đào tạo dạy nghề, trạm xử lý chất thải rắn, trạm cấp điện, nghĩa trang,...

        - Trục cây xanh kết nối: là các trục đường có dải cây xanh cách ly rất lớn làm nhiệm vụ kết nối các khu đô thị hoặc các chức năng đô thị.

        - Chỉnh trang Quốc lộ 1A thành trục đô thị khang trang hiện đại, kết nối  với thành phố Huế.

        5. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

        a) Giao thông:

        - Giao thông đối ngoại:

        + Đường bộ: Quốc lộ 1A gồm 2 mặt cắt chính:

* Mặt cắt ký hiệu 1A-1A: Lộ giới 54m (4,5m + 7,5m + 3,0m + 10,5m + 3,0m + 10,5m + 3,0m + 7,5m + 4,5m).

* Mặt cắt ký hiệu 1B-1B: lộ giới 36m (4,5m + 10,5m + 6,0m + 10,5m + 4,5m).

        + Đường tránh phía Tây Huế (đi qua khu vực quy hoạch) gồm 2 mặt cắt chính:

* Mặt cắt ký hiệu 2A-2A: lộ giới 54m (4,5m + 7,5m + 3,0m + 10,5m + 3,0m + 10,5m + 3,0m + 7,5m + 4,5m).

* Mặt cắt ký hiệu 2B-2B: lộ giới 77m (3,0m + 10,5m + 3,0m + 10,0m + 3,0m + 18,0m + 3,0m + 10,0m + 3,0m + 10,5m + 3,0m).

        - Đường sắt: Đảm bảo hành lang toàn tuyến theo quy định; hai bên xây dựng đường gom và dải cây xanh cách ly.

        - Giao thông đối nội: Gồm các loại đường có lộ giới như sau:

        + Các tuyến đường chính đô thị:

          * Mặt cắt 3-3: rộng 42,0m (4,5m + 12,0m + 9,0m + 12,0m + 4,5m).

          * Mặt cắt 4-4: rộng 36,0m (4,5m + 10,5m + 6,0m + 10,5m + 4,5m).

          * Mặt cắt 5-5: rộng 30,0m (6,0m + 7,5m + 3,0m + 7,5m + 6,0m).

        + Các tuyến đường khu vực, đường nhánh:

          * Mặt cắt 6-6: rộng 24,0m (6,0m + 12,0m + 6,0m).

          * Mặt cắt 7-7: rộng 19,5m (4,5m + 10,5m + 4,5m).

          * Mặt cắt 8-8: rộng 16,5m (3,0m + 10,5m + 3,0m).

          * Mặt cắt 9-9: rộng 13,5m (3,0m + 7,5m + 3,0m).

        + Mặt cắt 10-10: rộng 10,5m (2,5m + 5,5m + 2,5m).

        + Các tuyến giao thông cảnh quan:

          * Mặt cắt 11-11: rộng 72,0m (6,0m+ 10,5m + 3,0m + 33,0m + 3,0m + 10,5m + 6,0m).

          * Mặt cắt 12-12: rộng 72,0m (6,0m + 15,0m + 3,0m + 24,0m + 3,0m + 15,0m + 6,0m ).

          * Mặt cắt 13-13: rộng 63,0m (6,0m + 10,5m + 3,0m + 24,0m + 3,0m + 10,5m + 6,0m ).

          * Mặt cắt 14-14: rộng 100,0m (6,0m + 7,5m + 3,0m + 67,0m + 3,0m + 7,5m + 6,0m).

          * Mặt cắt 15-15: rộng 59,0m (6,0m + 10,5m + 3,0m + 20,0m + 3,0m + 10,5m + 6,0m).

          * Mặt cắt 16-16: rộng 57,5m (6,0m + 2,0m + 6,0m + 20,0m + 3,0m + 7,5m + 3,0m).

        - Các công trình phục vụ giao thông:

        + Ga đường sắt: Giữ nguyên vị trí ga Văn Xá hiện trạng, mở rộng quy mô. Từ ga có tuyến đường chính nối với khu công nghiệp Tứ Hạ.

        + Bến xe: Gồm 2 bến:

          * Bến phía Bắc: gần cầu An Lỗ, tiếp giáp với đường quốc lộ 1A và đường vành đai 1.

          * Bến phía Nam: gần giao của đường phía Tây Huế và tỉnh lộ 8A nối dài.

        + Bãi đỗ xe: Bố trí tại các vị trí theo quy hoạch đảm bảo đạt 3-4% đất xây dựng đô thị.

        b) San nền, thoát nước mưa:

        - San nền: Cốt khống chế lũ trung bình hằng năm theo điều tra trong dân của từng khu của thị trấn vào khoảng từ +2,7 đến +4,0m. Các khu vực ven sông Bồ vào khoảng từ +3,5 đến +4,0m, các khu vực C, D khoảng từ +2,3 đến +3,2m. Cốt thiết kế san nền thoát nước thấp nhất là +2,3m.

        - Thoát nước mưa:

        + Thoát nước theo từng lưu vực ra các kênh, hồ nhỏ, sau đó đổ ra các sông suối trong vùng chảy về sông Bồ. Toàn bộ khu vực quy hoạch được chia thành nhiều lưu vực thoát nước dựa theo địa hình từng lưu vực, có 3 lưu vực chính:

* Lưu vực 1 thuộc khu A và một phần của khu B phía Bắc tuyến đường vào nhà máy ximăng Luks. Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống dọc theo các tuyến đường xả vào hồ điều hòa số 1 và 2 trước khi đổ ra sông Bồ qua cửa thoát số 2 và 3.

* Lưu vực 2 thuộc khu B, vùng phía Đông tuyến đường quốc lộ IA, một phần khu C phần dưới đường sắt. Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống dọc theo các tuyến đường xả vào hồ điều hòa số 3 và 7 trước khi đổ ra sông Bồ qua cửa thoát số 4 và 5.

* Lưu vực 3 thuộc khu C, D, E, F và một phần từ hướng Tây Nam khu F. Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống dọc theo các tuyến đường xả vào hồ điều hòa số 4, 5 và 6 trước khi đổ ra sông Bồ qua cửa thoát số 4, 5 và 5.

        + Hệ thống: Sử dụng hệ thống riêng hoàn toàn tại các khu vực xây mới. Đối với các khu vực chỉnh trang sử dụng hệ thống kết hợp. Mạng lưới phân tán theo từng lưu vực.

        - Các giải pháp kỹ thuật khác: Chống xói lở bờ sông, bờ hồ, kè bờ và bê tông hóa các tuyến kênh chính. Nạo vét các kênh, khơi thông các dòng thoát chính để tiêu thoát lũ nhanh.

        c) Cấp nước:

        - Tiêu chuẩn cấp nước:

        + Đợt đầu (10 năm): ³ 80lít/ng.ngđ, số người được cấp ³ 80% .

        + Dài hạn (20 năm): ³ 150 lít/ng.ngđ, số người được cấp ³ 90%.

        - Nhu cầu cấp nước:

        + Đợt đầu (10 năm): 17.000m3/ngày đêm.

        + Dài hạn (20 năm): 22.700m3/ngày đêm.

        - Nguồn cấp nước: Lấy từ hệ thống các Nhà máy nước Huế và Nhà máy nước Hương Trà.

        - Mạng lưới đường ống: Sử dụng mạng lưới phân phối hỗn hợp là mạng vòng và nhánh cụt.

        d) Cấp điện:

        - Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

        + Đợt đầu (10 năm):  400Kwh/người.năm.

        + Dài hạn (20 năm): 1500Kwh/người.năm.

        + Cấp cho công nghiệp: 50-350KW/ha;

        + Cho công công dịch vụ: 50-150KW/ha.

        - Nhu cầu phụ tải điện: Đến năm 2015 là 200W/người, đến năm 2025 là 700W/người.

        - Nguồn điện: Từ lưới điện quốc gia khu vực miền Trung thông qua trạm trung gian 110Kv - 40MVA Huế 2, 35/10kV Hương Trà.

        - Lưới điện :

        + Lưới điện 110kV mạch kép đảm bảo độ dự phòng cho các năm kế tiếp.

        + Lưới điện trung thế: Các trục chính được thiết kế mạch vòng vận hành hở cấp điện áp 22kV.

        + Lưới điện hạ thế: Dùng lưới điện ngầm ở các khu trung tâm, khu chức năng đô thị mới.

        + Chiếu sáng công cộng: Dùng cáp ngầm thiết kế theo tiêu chuẩn.

        đ) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường đô thị:

        - Thoát nước thải:

          + Tiêu chuẩn thoát nước thải lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước sạch, trong đó tỷ lệ thu gom là 85%, nước thải công nghiệp tính toán bằng 80% diện tích đất công nghiệp.

        + Hệ thống thoát nước thải: Xây dựng hệ thống thoát nước thải tách riêng với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp dẫn về các trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định.

        - Vệ sinh môi trường đô thị:

        + Thu gom và xử lý chất thải rắn:

          * Tiêu chuẩn chất thải rắn sinh hoạt: 1,3kg/ng.ngày, thu gom được 90%.

* Tiêu chuẩn chất thải rắn công nghiệp: 0,3 – 0,5 tấn/ha/ngày.

* Chất thải rắn thông thường giai đoạn đầu được thu gom đưa về bãi xử lý chôn lấp rác tại núi Thế Đại (Hương Văn, Hương Vân). Chất thải rắn nguy hại công nghiệp đưa về khu xử lý chất thải rắn công nghiệp tập trung của vùng kinh tế trọng điểm.

        + Nghĩa trang:

          * Tiêu chuẩn đất nghĩa trang: 0,06 ha/1.000 dân.

* Nhu cầu đất nghĩa trang là 11,9ha. Di dời các nghĩa địa nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong đất ở và đất canh tác.

        e) Thông tin liên lạc: Nâng cấp tổng đài Tứ Hạ; hệ thống truyền dẫn thiết kế mạch vòng, đi ngầm theo các tuyến giao thông, kết hợp cung cấp các dịch vụ truyền hình cáp, internet băng thông rộng...

        6. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2015:

        a) Quy mô sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật:

        - Quy hoạch đất xây dựng đô thị đến năm 2015 khoảng 1.043,6 ha. Tập trung phân bổ và khai thác quỹ các đất chính: đất các đơn vị ở khoảng 359,7 ha; đất công trình công cộng khoảng 35,3 ha; đất cây xanh, thể dục thể thao khoảng 80,8 ha; đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kho tàng bến bãi 188,4 ha; đất giao thông nội thị khoảng 239,4 ha.

        - Phát triển các khu dân cư đô thị cùng các trung tâm dịch vụ du lịch, hành chính, cây xanh, công viên, khu công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

        - Phát triển hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch đợt đầu.

        b) Các chương trình và dự án ưu tiên:

        - Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng khu công nghiệp Tứ Hạ; khu dân cư Tứ Hạ - Hương Văn, trung tâm xã Hương Xuân.

        - Triển khai đầu tư xây dựng: tuyến đường tránh khu trung tâm thị trấn Tứ Hạ (đường vành đai 1 của đồ án quy hoạch); hoàn thiện tuyến đường ven sông Bồ (giai đoạn 2).

        - Khu dịch vụ du lịch hồ trung tâm thị trấn.

        - Chỉnh trang Quốc lộ 1A, đường tránh phía Tây thành phố Huế (đoạn đi qua khu vực quy hoạch).

        - Đẩy nhanh các dự án hiện đang đầu tư: Trường PTTH Hương Trà; cải tạo nâng cấp Trung tâm Y tế huyện; các công trình thuộc dự án kiên cố hóa trường học.

        - Xây dựng mới công viên, khu dân cư mới; mở rộng nhà làm việc UBND huyện.

        - Nâng cấp các tuyến giao thông nội thị, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống điện,...

        Điều 2. Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt, giao trách nhiệm Ủy ban nhân dân huyện Hương Trà thực hiện các công việc sau:

        1. Tổ chức công bố và quản lý xây dựng theo quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo đúng quy định của pháp luật.

        2. Triển khai lập quy hoạch chi tiết xây dựng và các dự án đầu tư phát triển thị trấn Tứ Hạ theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

        3. Thực hiện các thủ tục đề nghị công nhận thị trấn Hương Trà mở rộng là đô thị loại IV.

      Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

      Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Giao thông vận tải; Nội vụ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Hương Trà và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:               

- Như Điều 4;

- TT. HĐND tỉnh;

- TT.HĐND huyện Hương Trà;

- CT và các PCT UBND tỉnh;

- VP: LĐ và các CV;

- Lưu VT, XD(2).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đã ký - Nguyễn Ngọc Thiện

 

Diệu Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 10.027.982
Truy câp hiện tại 54